Phương hướng hạn chế tác động tiêu cực của FD

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 128 - 131)

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp FDI, tham gia vào mọi lĩnh vực sản xuất Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc

4.1.2.3.Phương hướng hạn chế tác động tiêu cực của FD

Một là, phải lựa chọn đúng đối tác nước ngoài và đối tác trong nước. Về phía đối tác nước ngoài, hiện nay các báo chí của Lào đang bàn về hiện tượng “lạm phát” các KCN. Từ đó dẫn đến tình trạng "cốt lấp kín diện tích" bằng bất cứ dự án nào, không quan tâm đến việc phân bố các KCX, KCN, ra sao, tác động của nó tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế nào. Cần sớm khắc phục thiếu sót này, nâng cao chất lượng quy hoạch chi tiết từng KCX, KCN, từ đó kêu gọi các nhà ĐTNN,

lựa chọn đối tác nước ngoài phù hợp với yêu cầu của ta, chứ không phải bất cứ dự án FDI nào cũng được, chỉ thay theo số lượng. Cần phải thấy rằng FDI có những thế mạnh khác nhau về tài chính, về công nghệ, về quản lý... Tuỳ tình hình cụ thể mà đặt ra mục tiêu cần đạt được cho mỗi dự án, ra sức chuẩn bị mọi điều kiện để đạt mục tiêu ấy, làm chậm mà chắc, coi trọng chất lượng và hiệu quả, không những hiệu quả trước mắt mà cả lâu dài, vì nhiều dự án FDI được cấp phép hoạt động vài chục năm.

Về phía đối tác trong nước, khi chọn các đối tác tham gia liên doanh cũng cần lưu ý: chỉ chọn những doanh nghiệp có cán bộ đủ năng lực và phẩm chất nhưng thiếu vốn và trình độ công nghệ lạc hậu; không chọn những doanh nghiệp quá yếu kém. Tốt hơn cả là tách ra một bộ phận của công ty lớn, coi như một chi nhánh tham gia liên doanh với bên ngoài, như vậy vừa tạo được thế và lực cho bên tỉnh Chăm Pa Sắc, vừa kiểm soát được hoạt động của liên doanh một cách hữu hiệu hơn. Đối với các doanh nghiệp tỉnh đang hoạt động tốt, có lãi thì nên ký hợp đồng hợp tác kinh doanh không nên liên doanh. Cần có chính sách để huy động vốn trong dân, nhất là vận động các doanh nghiệp tư nhân hùn vốn với bên Lào trong liên doanh. Ngoài ra nhiều ngân hàng thương mại của ta huy động được vốn mà chưa tìm được người vay có dự án kinh doanh khả thi thì nên tham gia góp vốn cùng bên Lào trong liên doanh, để tăng tỷ trọng vốn của Lào.

Hai là, phải đẩy mạnh việc thành lập các tổ chức chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp FDI. Như trên đã nói, không chỉ giới hạn việc đào tạo cán công nhân về tay nghề và chuyên môn mà phải kết hợp cả giáo dục về pháp luật, về kỷ luật lao động, về trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền, trật tự an ninh. Việc xây dựng không thể chỉ tiến hành một đợt là xong, mà phải thường xuyên liên tục, lâu dài. Muốn vậy, trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tổ chức được Công đoàn, Đoàn thanh niên và chi bộ Đảng. Phải chủ động thông qua đào tạo, giáo dục mà lựa chọn người tốt để thành lập các tổ chức nói trên, hoặc là lựa chọn những Đảng viên, Đoàn viên tốt, đào tạo cho họ có đủ trình độ tay nghề để được tuyển dụng vào các doanh nghiệp làm nòng cốt cho các tổ chức nói trên. Cần thấy rõ tính đặc thù của các tổ chức nói trên

trong các doanh nghiệp FDI khác với những tổ chức ấy trong các doanh nghiệp nhà nước; từ đó nên xác định mục tiêu chính của việc thành lập và hoạt động của các tổ chức nói trên là bảo đảm cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh theo đúng pháp luật, vừa bảo vệ lợi ích của công nhân, vừa bảo đảm lợi ích chính đáng của cả đối tác nước ngoài và phía tỉnh Chăm Pa Sắc. Với mục tiêu ấy nhiều nhà đầu tư không những hoan nghênh cho việc ra đời các tổ chức mà còn hỗ trợ về kinh phí.

Ba là, thường xuyên giám sát tình hình chấp hành luật lao động của các chủ doanh nghiệp. Nhất là các chế độ về lao động, tiền lương, ký kết thoả ước lao động tập thể… nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và chủ doanh nghiệp FDI. Theo sát diễn biến và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động, các vụ việc vi phạm luật lao động gây ảnh hưởng đến dư luận xã hội và môi trường đầu tư. Việc giải quyết mối quan hệ chủ thợ ở khu vực hợp tác FDI dưới nhiều hình thức khác nhau là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh. Đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn như: dệt may, lắp ráp, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng... khuyến khích các doanh nghiệp tự tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quy định và yêu cầu của doanh nghiệp.

Bốn là, về bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các doanh nghiệp FDI đối với quy trình xử lý chất thải; yêu cầu doanh nghiệp FDI trước khi thành lập phải nêu các phương án biện pháp khắc phục chất thải ra môi trường bên ngoài và phải được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước đối với việc nhập khẩu các thiết bị dây chuyền công nghệ, nhằm tránh phải nhập khẩu những máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường. Trong thời gian tới cần nghiên cứu để ra những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với FDI vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường và khuyến khích sử dụng các dự án FDI đối với hoạt động bảo vệ môi trường như: trồng rừng, đầu tư vào xử lý rác thải và chất thải công nghệ.

Năm là, tiếp tục chính sách "trải thảm đỏ" thu hút nhân tài, khuyến khích lao động có tay nghề giỏi phù hợp với những ngành nghề đang phát triển ở Chăm Pa Sắc vào làm việc, thậm chí kể cả chuyên gia, kỹ thuật từ các nước. Để thực hiện thành công các giải pháp nêu trên, dựa trên những tác động tích cực và những tác động chưa tích cực của FDI trong thực tiễn cũng như tập hợp kiến nghị của các doanh nghiệp, Trung ương cần hỗ trợ một số vấn đề về xây dựng và hoàn thiện chính sách: Đó là, cần thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên các lĩnh vực, như: lộ trình giảm cước các dịch vụ bưu chính viễn thông; thống nhất một Luật Đầu tư cho các doanh nghiệp; cần có quy chế thích hợp cho loại hình cụm công nghiệp hay KCN chưa đủ điều kiện phát triển thành KCN; có những sửa đổi, thay thế những quy định không thích hợp về khu công nghiệp; xem xét về chính sách ưu đãi tài chính cho các dự án trong KCN, Bộ Tài chính cần điều chỉnh các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thu nhập cá nhân... Vì hiện nay nhiều loại thuế có xu hướng sửa đổi kém ưu đãi hơn so với trước khi chưa sửa đổi.

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 128 - 131)