Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 108 - 109)

- Vùng đồng bằng sông Mê Kông: Gồm 7 huyện với diện tích là 1.135.500 ha, chiếm 74% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao từ 75 120 mét so với mực

3.3.1.2.Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân

làm, tăng thu nhập cho người dân

FDI góp phần tạo thêm việc làm cho những người lao động. Tính đến năm 2018, đã trực tiếp giải quyết việc làm cho khoảng 10.169 người. Đây là số lao động tuyển dụng vào các doanh nghiệp và hàng ngàn lao động khác được huy động vào các công việc hỗ trợ và dịch vụ cho khu vực kinh tế. Xét về số lượng, đội ngũ lao động được tuyển dụng vào khu vực này chưa lớn so với nhu cầu giải quyết việc làm hàng năm của tỉnh Chăm Pa Sắc, nhưng cũng góp phần đáng kể trong việc giảm thất nghiệp của tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay [75, tr.11].

Bảng 3.8: FDI góp phần giải quyết việc làm ở tỉnh Chăm Pa Sắc thời kỳ 2006-2017 Đơn vị tính: người Năm 2006 2010 2015 2017 Chỉ tiêu 705.000 Dân số toàn Tỉnh 610.655 642.785 733.582 410.566 Lực lượng lao động 342.889 370.034 449.997 8.788

Lao động khu vực FDI 2.998 5.144 10.969

Tỷ lệ so với lực lượng lao 0,87% 1,39% 2,14% 2,43% động trong Tỉnh (%)

Nguồn: Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2006-2017 [76, tr.8]

Theo số liệu trên cho thấy, số lao động tham gia vào khu vực FDI của Tỉnh có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2006 các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho tỉnh Chăm Pa Sắc là 2.998 lao động, chiếm 0,87% tổng số lao động trong toàn Tỉnh. Năm 2010 ở khu vực FDI là 5.144 lao động, chiếm 1,87%, nguyên nhân số lao động tăng lên là do có một số doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và có thêm các dự án FDI đã đi vào hoạt động sản xuất. Năm 2015 là 8.788 lao động, chiếm 2,14% tổng số lao động trong toàn Tỉnh. Đến năm 2017 FDI góp phần giải quyết việc làm cho tỉnh Chăm Pa Sắc là 10.969 lao động, chiếm 2,43% tổng số lao động trong toàn Tỉnh và cao hơn gần 4 lần so với năm 2006.

Nhìn chung, các doanh nghiệp FDI đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Tuy con số tuyển dụng lao động có quy mô chưa lớn so với nhu cầu giải quyết việc làm của tỉnh Chăm Pa Sắc, nhưng các doanh nghiệp FDI cũng góp phần đáng kể trong việc tạo việc làm và giảm thất nghiệp ở tỉnh Chăm Pa Sắc.

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 108 - 109)