- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp FDI, tham gia vào mọi lĩnh vực sản xuất Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc
4.2.1.3. Tạo môi trường cứng cho các doanh nghiệp FD
Một là, chủ động xây dựng các kết cấu hạ tầng cho đầu tư nước ngoài.Ưu tiên phát triển hạ tầng là một chủ trương được hình thành tương đối lâu ở tỉnh Chăm Pa Sắc. Tuy nhiên trên thực tế việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn này hiện nay vẫn chưa thực sự hiệu quả, nhìn chung cơ sở hạ tầng của tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay vẫn còn lạc hậu. Để tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi đồng bộ thì nhất thiết phải đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Tỉnh Chăm Pa Sắc cần ưu tiên các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn ODA, viện trợ phi Chính phủ (NGO) đầu tư vào các đề án hạ tầng vật chất, kỹ thuật. Mặt khác, tỉnh Chăm Pa Sắc cũng cần khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng theo qui hoạch, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng. Trước mắt cần đặc biệt coi trọng việc nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng như mạng viễn thông, hệ thống internet, hệ thống cấp điện, cấp nước, sân bay, kho bãi, hạ tầng đối với các KCN. Các giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực, hạng mục cần được chú trọng như sau:
- Về xây dựng cầu đường, kho bãi; Giao thông là kết cấu hạ tầng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển KT-XH của tỉnh Chăm Pa Sắc. Trong thời gian vừa qua, mặc dù đã được đầu tư tương đối nhiều nhưng nhìn chung hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh Chăm Pa Sắc vẫn còn kém phát triển, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của doanh nghiệp và người dân. Tỉnh Chăm Pa Sắc nhất thiết phải ưu tiên đầu tư, nâng cấp phát triển hệ thống giao thông đường bộ, phương hướng từ nay đến năm 2025. Xây dựng thêm các tuyến đường giao thông tạo thành vành đai nối liền với các vùng của tỉnh. Mở rộng và nâng cấp các tuyến đường liên huyện nhất là 4
huyện như: (đường 16 A, huyện Phon Thong, đường 16 C, huyện Chăm Pa Sắc, đường 16 C và 14 C, huyện Su Khu Ma, đường 14 A và 14 C, huyện Mun La Pa Mốc với tổng chiều dài 497 Km tổng số vốn 4.344 tỷ kíp). Để tránh khỏi ảnh hưởng sức hấp dẫn đầu tư vào các huyện đó, nơi đang khuyến khích kêu gọi đầu tư [63, tr.14].
-Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước sạch. Điện giữ một vị trí rất quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH hiện nay. Trong những năm qua, mặc dù đã được đầu tư tương đối nhiều, song với yêu cầu thực tế của tỉnh thì vẫn chưa đáp ứng được, nếu như có các dự án FDI lớn triển khai ở tỉnh Chăm Pa Sắc. Xây dựng hệ thống cấp điện đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, có kinh nghiệm xây dựng và vận hành, để xây dựng hệ thống cung cấp điện phục vụ đời sống nhân dân và các dự án lớn, trước mắt tỉnh Chăm Pa Sắc cần phải kêu gọi FDI vào lĩnh vực này, hoặc sử dụng vốn vay, vốn từ ngân sách; kết hợp với các nước để xây dựng hệ thống cung cấp điện theo hình thức BOT, BT, BOO.
Chú trọng phát triển các nguồn cung cấp năng lựơng bao gồm các chương trình như kết hợp sử dụng tốt các nguồn thủy năng cùng với dầu khí để cân đối nguồn điện lực đảm bảo cho tháp sáng, phát triển KT-XH và thu hút FDI, bởi vì các dòng sông tại tỉnh Chăm Pa Sắc có độ dốc cao, tốc độ dòng nước chảy lớn, nếu đặc biệt chú trọng và khai thác có hiệu quả nguồn thủy điện của đất nước. Nhưng trước mắt thì tỉnh chưa có vốn, cho nên Chính quyền tỉnh có thể tập trung huy động bằng thu hút FDI để từng bước thực hiện phát triển công nghiệp điện lực của tỉnh Chăm Pa Sắc.
Về hệ thống nước sạch. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nước sạch, đảm bảo hệ thống cung cấp nước không chỉ phục vụ cho sinh hoạt công cộng, mà phải đảm bảo cung cấp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo qui hoạch của tỉnh. Trước mắt, tỉnh Chăm Pa Sắc cần có kế hoạch qui hoạch hệ thống hóa trên cơ sở kết hợp với thủy điện; thủy nông, bảo vệ nguồn nước tự nhiên ở các sông, suối trước sự ô nhiễm môi trường; thực hiện xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, các KCN, các nhà máy.
- Đầu tư phát triển hệ thống viễn thông. Tập trung đầu tư phát triển, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tất cả các lĩnh vực của ngành kinh tế. Áp dụng các chính sách kinh tế hợp lý để giảm chi phí và nâng cao chất lượng viễn thông, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Ban hành thêm các chính sách khuyến khích để thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử để góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng của những ngành công nghiệp này.
Hai là, xây dựng các KCX, KCN, khu mậu dịch tư do. Với mục tiêu thu hút FDI, tiếp nhận công nghệ mới và phương pháp quản lý tiên tiến, thúc đẩy sản xuất hàng hoá xuất khẩu, tiếp cận thị trường quốc tế, tạo việc làm, các KCX, KCN, tiếp tục giữ vai trò là mũi đột phá trong quá trình CNH, HĐH. Theo đó, tỉnh Chăm Pa Sắc cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây.
- Đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu việc xây dựng cả về qui hoạch, qui chế hoạt động, kêu gọi đầu tư cho các KCX, KCN, tiến tới xây dựng các khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và chú trọng phát triển mô hình các khu kinh tế mở. Phát triển KCN phải mang tính liên kết chuỗi, tạo sức lan toả cho cả vùng. Cần đổi mới phương pháp và nội dung quy hoạch, chú trọng phân tích quy hoạch phát triển KCN, phân kỳ thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với điều kiện phát triển, nhu cầu đầu tư và khả năng thu hút FDI.
-Thực hiện xây dựng chiến lược qui hoạch đất đai, qui hoạch ngành nghề để từng bước kêu gọi đầu tư thành lập các KCX, KCN, khu công nghệ cao, Đặc khu kinh tế, khu kinh tế riêng biệt và khu thương mại tự do.
-Tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách phát triển KCX, KCN, khu công nghệ cao, Các chính sách liên quan đến vấn đề này cần đảm bảo tính hợp lý và hướng vào bốn đối tượng: người kinh doanh cơ sở hạ tầng; các nhà đầu tư vào KCX, KCN, người giao đất để xây dựng KCX, KCN, công nhân, người lao động làm việc trong KCX, KCN.
- Kiện toàn bộ máy và tiếp tục cải cách thủ tục hành chính cho các KCX, KCN, theo hướng phát huy những thành tựu đã đạt được trong thực hiện cơ chế "một cửa, tại chỗ", đồng thời xác định đầy đủ hơn chức năng, nhiệm vụ quản lý
nhà nước các cấp, cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức, đảm bảo tính gọn, hiệu lực và hoạt động có hiệu quả.