Tạo môi trường mềm cho các doanh nghiệp FD

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 133 - 138)

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp FDI, tham gia vào mọi lĩnh vực sản xuất Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc

4.2.1.2. Tạo môi trường mềm cho các doanh nghiệp FD

Môi trường mềm trong đầu tư ở CHDCND Lào cũng như các nước khác nó bao gồm các yếu tố như là: Sự ổn định về chính trị-xã hội; hệ thống chính sách và luật pháp; cơ chế hành chính; quản lý, xúc tiến đầu tư; phát triển nguồn nhân lực... Việc tạo lập môi trường mềm cho FDI ở Lào nói chung ở tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng cần thiết phải tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau đây:

Môt là, tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị- xã hội. Sự ổn định về chính trị-xã hội là điều kiện quan trọng hàng đầu để các nhà đầu tư FDI ra quyết định

đầu tư ở một quốc gia cụ thể. Trừ những nhà đầu tư mạo hiểm thích đầu tư vào những vùng thiếu sự ổn định về chính trị-xã hội hòng thu lợi nhuận cao là được, đối với những nhà ĐTNN khác, việc chấp nhận rủi ro về chính trị-xã hội là một việc làm hết sức khó khăn. Nếu như không tạo ra được sự ổn định chính trị-xã hội thì cho dù có nhiều tài nguyên, có nhiều ưu đãi cho đầu tư thì cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút FDI.

Đảng NDCM Lào cần nâng cao chất lượng các định hướng trong chủ trương đường lối lãnh đạo của mình đối với sự phát triển đất nước về các mặt chính trị, tư tưởng, nội dung và phương thức hoạt động, tổ chức và cán bộ. Đảng NDCM Lào lãnh đạo bằng việc định hướng trong chủ trương, đường lối. Đảng phải tiến hành công tác quần chúng bằng chính sức mạnh của bản thân tổ chức mình, bằng sự gắn bó với dân, gương mẫu tiên phong của từng đảng viên trong mọi công việc.

Giữ vững sự ổn định về kinh tế vĩ mô. Nền kinh tế vĩ mô ổn định, đời sống của người dân được giữ vững là điều kiện tiên quyết, quan trọng cho sự ổn định của chính trị-xã hội. Kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại chặt chẽ, sự mất ổn định về chính trị thường bắt nguồn từ các nguyên nhân kinh tế. Do đó, việc xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định nó sẽ góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đây là nhân tố quyết định nhất để giữ vững sự ổn định về chính trị-xã hội.

Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hữu nghị với các nước láng giềng và các nước khác trên thế giới. Lào cần phát huy quan hệ truyền thống tốt đẹp với các nước láng giềng và trong khu vực như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan... Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế - quốc tế đòi hỏi Lào phải không ngừng mở rộng quan hệ với các đối tác khác như Mỹ, EU, Nhật Bản. Muốn vậy, Lào phải mở rộng các quan hệ trong khuôn khổ ASEAN, tăng cường công tác đối ngoại, đặc biệt là ngoại giao nhân dân, ký kết các thỏa thuận hợp tác về kinh tế, an ninh-quốc phòng với các nước này.

Nhận thức được vấn đề này, trong chiến lược tạo lập môi trường đầu tư của mình, Đảng ủy tỉnh và Chính quyền tỉnh Chăm Pa Sắc hết sức coi trọng đến vấn

đề giữ vững an toàn xã hội, an ninh chính trị để tạo lập một môi trường trị an, trật tự ổn định cả về chính trị và xã hội nhằm tạo ra sự an tâm cho các nhà ĐTNN khi đến làm ăn tại tỉnh Chăm Pa Sắc.

Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách ưu đãi cho các nhà ĐTNN. Môi trường pháp lý và chính sách ưu đãi đầu tư giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc thu hút FDI. Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, vận hành một cách khoa học; xây dựng hệ thống chính sách hợp lý, hấp dẫn thu hút được nhà đầu tư với đồng vốn lớn cho phát triển KT-XH là mục tiêu quan trọng trong hoàn thiện chính sách ưu đãi FDI của Lào.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, hiệu lực. Để tạo môi trường pháp luật khuyến khích FDI đòi hỏi nước CHDCND Lào phải tạo điều kiện thông thoáng về pháp lý bằng việc ban hành hệ thống pháp Luật Đầu tư đồng bộ; hệ thống hóa các qui định đầu tư thành luật; rà soát hệ thống pháp luật; sửa chữa chữa, bãi bỏ những qui định không còn phù hợp với thực tiễn đất nước, luật pháp và thông lệ quốc tế về đầu tư. Xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế là ưu tiên quan trọng trong tạo lập chính sách ưu đãi đầu tư của CHDCND Lào hiện nay; Đảm bảo nguyên tắc minh bạch, tính rõ ràng, ổn định và có thể dự đoán trước của hệ thống pháp luật. Rà soát lại hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài và hệ thống pháp luật liên quan đến FDI, trên cơ sở đó đánh giá tính hệ thống, tính khả thi của các văn bản pháp luật; phát hiện ra những qui định pháp luật nào không còn phù hợp; những qui định pháp luật nào chồng chéo, hết hiệu lực cần nhanh chóng sửa đổi, bãi bỏ. Nhanh chóng ban hành các luật mới có liên quan đến việc tạo lập môi trường đầu tư.

Giải pháp hoàn thiện các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư. Về chính sách thuế. Trong bối cảnh mới, CHDCND Lào cần quyết định thực hiện từng bước cải cách thuế, xây dựng và ban hành hệ thống thuế thống nhất, hiệu lực cao trên phạm vi cả nước. Về chính sách đất đai. Đảng NDCM Lào và Chính phủ CHDCND Lào cần hoàn thiện chủ trương, chính sách và pháp luật về đất đai theo hướng qui định một cách chi tiết điều kiện thuê đất, chuyển nhượng đất, thế chấp, thời gian thuê đất, giá thuê đất, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án FDIđối với

các nhà ĐTNN. Về chính sách thị trường. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba; từng bước xây dựng hệ thống chính sách và pháp luật về cạnh tranh, chống đầu cơ, chống độc quyền, chống buôn lậu, luật về bảo hộ sản phẩm hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, chống lại tình trạng làm hàng giả, hàng nhái.

Ba là, xây dựng các định chế tương ứng.Tăng cường hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư, là công cụ để chuyển những yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư thông qua các cơ chế hữu hiệu của hệ thống xúc tiến đầu tư, các khuyến khích đầu tư sẽ được tác động đến các nhà ĐTNN có tiềm năng ở nước ngoài. Đồng thời cần phải xúc tiến kêu gọi đầu tư vì có quá nhiều cơ hội đầu tư mới trên thế giới, sự lựa chọn của các nhà ĐTNN là phải trên lượng thông tin kịp thời và chính xác trên cơ sở so sánh mức độ sinh lời và rủi ro.

Hệ thống xúc tiến FDI của tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay còn manh mún, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, thiếu tính chủ động, cần phải tổ chức lại theo hướng; Chú trọng hơn nữa việc nghiên cứu thị trường, chính sách đầu tư của các nước, các công ty, tập đoàn lớn để có chính sách tiếp cận và thu hút vốn FDI thích hợp.Cần phải hoạch định một chiến lược xúc tiến đầu tư nhằm đáp ứng được nhu cầu của mục tiêu ổn định và phát triển kinh KT-XH.Tổ chức mạnh mạng lưới xúc tiến đầu tư ở một số nước, khu vực trọng yếu như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, EU...nhằm cung cấp kịp thời thông tin, môi trường FDI của mình đến với họ nhanh nhất, chính xác nhất [100, tr.5].

Xây dựng các định chế tài chính, thương mại khuyến khích sự phát triển của các ngành nghề trong nước để thu hút FDI. Để thực hiện tốt giải pháp này, một số biện pháp sau đây cần phải được chú trọng phát triển ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch. Hiện đại hoá các dịch vụ tài chính - tiền tệ bao gồm tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán... theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là dịch vụ bảo hiểm nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các nhà ĐTNN.

Tập trung cho đầu tư phát triển dịch vụ du lịch bằng cách kêu gọi FDI dưới mọi hình thức để phát huy lợi thế của các nhà đầu tư nước ngoài vốn dày dạn kinh nghiệm trong điều hành và quản lý du lịch, khai thác triệt để tiềm năng du lịch

sinh thái, văn hoá, lịch sử của tỉnh Chăm Pa Sắc. Tận dụng lợi thế về tự nhiên, môi trường chính trị ổn định, như hiện nay để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa du khách nước ngoài.

Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với FDI. Sự quản lý của Nhà nước đối với FDI là hết sức cần thiết, nó giúp cho hoạt động này diễn ra một cách có trật tự, bảo vệ được lợi ích cho nhà đầu tư và lợi ích phát triển KT-XH của tỉnh Chăm Pa Sắc trong tiếp nhận FDI. Chính quyền tỉnh cần nhanh chóng đổi mới bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài theo phương hướng tính giản đơn hoá, gọn nhẹ có hiệu lực cao. Làm rõ nội dung quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở chiến lược, định hướng phát triển KT-XH của toàn bộ nền kinh tế, xác định cơ cấu FDI theo ngành, theo vùng, theo thành phần kinh tế và theo thị trường. Quản lý chặt chẽ việc nhập thiết bị, chuyển giao công nghệ, tránh để nhập thiết bị, công nghệ đã hoặc sẽ nhanh lạc hậu. Cần có những qui định về chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp FDI. Quản lý lao động tiền lương, trả công cho người lao động đối với các doanh nghiệp FDI.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Tạo ra sự thuận lợi của nhà đầu tư khi tiếp cận các thủ tục hành chính, cần minh bạch qui trình giải quyết công việc: trình tự, thủ tục, thời hạn, người có thẩm quyền giải quyết...; cung cấp đầy đủ các thông tin khi người dân có yêu cầu; công chức có thái độ đúng mực; đảm bảo về phòng ốc, phương tiện làm việc.

Nâng cao cao trách nhiệm của viên chức, công chức, cơ quan hành chính nhà nước trước nhà đầu tư; đảm bảo sự tôn trọng dành cho nhà ĐTNN khi tiếp xúc với cơ quan nhà nước; quan tâm hơn nữa các ý kiến phản hồi của người dân phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật và đạo đức công vụ. Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của nhà đầu tư. Thực hiện việc ông bố công khai các thủ tục (các loại giấy tờ, biểu mẫu) và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định.

Làm tốt công tác cán bộ, công chức; thông qua việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, xác định rõ những người đủ và không đủ tiêu chuẩn. Có

chính sách thích hợp đối với những người không đủ tiêu chuẩn phải đưa ra khỏi bộ máy. Hiện đại hoá nền hành chính. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, của cán bộ, công chức, đặc biệt là kỹ năng hành chính và áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính.

Một phần của tài liệu Luận án SOMSACK SENGSACKDA (Trang 133 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w