Tình hình Kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (Trang 71 - 73)

Tình hình kinh tế địa bàn nghiên cứu tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm giao động ở mức trên dưới 7%/năm, tuy nhiên năm 2016 do có nhiều biến động về điều kiện tự nhiên cũng như tác động của sự cố môi trường Formosa đã ít nhiều ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh. Cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 tại Quảng Bình 4,5%/năm, Quảng Trị 6,5%/năm, Thừa Thiên Huế 7,11%/năm. Thu nhập bình bình quân đầu người (GDP/người/năm) năm 2016 tại Quảng Bình 1.276 USD/năm, Quảng Trị 1.600 USD/năm, Thừa Thiên Huế 2.020 USD/năm, riêng thành phố Huế đạt 2.270USD/năm.

Dân số tại địa bàn nghiên cứu đến năm 2016 là 2.628.997 người được phân bố tại 3 thành phố (Đồng Hới, Đông Hà, Huế), 4 thị xã (Ba Đồn, Quảng Trị, Hương Trà, Hương Thủy) và 20 huyện (Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Vĩnh Linh, Gio Linh, Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Cồn cỏ, Phong Điền, Quảng Điền, A Lưới, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông). Dân cư sống ở khu vực nông thôn chiếm đến 65,75% (1.728.626 người), dân

cư thành thị chiếm 34,25% (900.373 người). Riêng tại Thừa Thiên Huế dân cư thành thị chiếm 49% (556.056 người, trong đó thành phố Huế 354.124 người).

Về mặt xã hội, do lịch sử chia cắt hai miền Nam – Bắc cũng như các yếu tố về thu nhập khác biệt giữa thành thị và nông thôn, cơ cấu dân số và nghề nghiệp, sự khác nhau về tôn giáo, định hướng và lợi thế phát triển của mỗi địa phương nên ngoài những nét chung về văn hóa, tín ngưỡng… mang đậm bản sắc vùng Bắc Trung bộ thì mỗi địa bàn cũng có những nét đặc thù có tác động đến hành vi tiêu dùng nói chung của của khách hàng cũng như trong lĩnh vực thông tin di động, mặt hàng đã trở thành nhu cầu thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống thời đại công nghệ thông tin.

- Với Quảng Bình, GDP bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch quá lớn (GDP khu vực thành thị gấp 7,6 lần khu vực nông thôn). Trong khi thành phố Đồng Hới có GDP đầu người đạt ngưỡng trên 2.000USD/năm thì khu vực nông thôn GDP đầu người thấp, sức mua nói chung và nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động của đại đa số người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (trên 65,75% dân số) thấp, thấp hơn nhiều mức bình quân chung của cả nước [11].

Về khía cạnh tôn giáo Quảng Bình có nét đặc trưng riêng so với Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Có thể nói đa số cộng đồng dân cư sống tại các huyện dọc bờ sông Gianh từ huyện Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, huyện Tuyên Hóa, huyện Minh Hóa và ven bờ sông Nhật Lệ thành phố Đồng Hới theo đạo Thiên chúa giáo. Họ sống theo các Giáo xứ địa phương với người đứng đầu là Cha xứ và Hội đồng Giáo xứ giúp việc vì vậy quan điểm sống nói chung cũng như hành vi tiêu dùng của cộng đồng dân cư khu vực này chịu sự tác động khá lớn của Đức cha và Hội đồng Giáo xứ.

- Với địa bàn Quảng Trị, bên cạnh mức sống không quá chênh lệch giữa thành thị và nông thôn có thể nói nét đặc trưng nhất của địa phương này là hầu hết các huyện, thị đều là căn cứ, là vùng cách mạng không chỉ của Khu ủy Bình Trị Thiên mà là của cả nước. Người dân tại các huyện thị này có tình cảm đặc biệt và giúp đỡ quân giải phóng suốt thời gian dài trong cuộc chiến giành độc lập của đất nước. Sau chiến tranh năm 1975, Quảng Trị là nơi để cả nước đến tưởng niệm và nhớ về những anh hùng Liệt sỹ đã quên mình vì quê hương, đất nước. Người dân tại các huyện thị của Quảng Trị luôn sát cánh cùng Chính phủ, các cựu chiến binh Việt

Nam trong việc tìm kiếm hài cốt Liệt sỹ. Có thể nói Quảng Trị là vùng đất, là nơi mà mà các anh giải phóng quân và người dân luôn có một tình cảm đặc biệc và gắn bó nhau như chân tay, như ruột thịt trong mỗi con người [12].

- Với Thừa Thiên Huế, đây là một tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền trung với điều kiện kinh tế xã hội tương đối thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tính ổn định về mặt xã hội cao. Về mặt văn hóa xã hội thì Thừa Thiên Huế là một trung tâm văn hóa của vùng và của cả nước chính vì vậy trong định hướng phát triển của địa phương và của Chính phủ, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành trung tâm văn hóa, trung tâm giáo dục và trung tâm ý tế của Khu vực Miền trung – Tây nguyên [13].

Với lợi thế và định hướng phát triển đó nên cơ cấu dân số, nghề nghiệp nghiệp của địa phương cũng như dân cư, đặc biệt sinh viên các tỉnh thuộc khu vực Miền trung đến làm ăn, nghiên cứu, học tập tại Thừa Thiên Huế khá nhiều. Các đặc điểm này đã có tác động đến việc nhận thức cũng như văn hóa tiêu dùng của người dân tại Thừa Thiên Huế.

Một sự khác biệt giữa ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế so với Quảng Bình và Quảng Trị có thể nói người dân tại Thừa Thiên Huế có hành vi tiêu dùng mang tính thị trường cao hơn, một phần Thừa Thiên Huế từ lâu đã là nơi giao thương kinh tế của cả nước, tỷ lệ khách hàng ở các nhóm nghề nghiệp công chức viên chức, doanh nhân doanh nghiệp, học sinh sinh viên cao. Ngoài ra do trước đây Thừa Thiên Huế hoàn toàn là địa bàn thuộc Miền Nam Việt Nam nên ít nhiều có ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh kiểu thị trường tự do. Sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn cũng như ra quyết định mua của người dân trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (Trang 71 - 73)