Xu thế tiêu dùng dịch vụ thông tin di độngcủa khách hàng

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (Trang 135 - 137)

Báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty PricewaterhouseCoopers (PwC) tháng 11 năm 2016 cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2015 thuê bao di động tại Việt Nam sử dụng băng thông rộng 3G tăng bình quân 36%/5 năm.

Biểu đồ 3.2: Tăng trưởng thuê bao 3G tại Việt Nam và so sánh tỷ lệ sử dụng dữ liệu di động Việt Nam so với các nước trên thế giới

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường PwC (2016) Với thực tế tại địa bàn nghiên cứu, đến giữa năm 2016 các nhà mạng Viettel, MobiFone, Vinaphone đã phủ sóng 3G phục vụ tối thiểu 80% khu vực dân cư sinh sống và đang triển khai, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng mạng 3G, 4G rộng khắp từ các trung tâm đô thị đến vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra xét xu thế tiêu dùng thực tế của việc sử dụng các dịch vụ thông tin di động mạng trên nền mạng 3G/4G, đặc biệt là các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ nội dung trên nền công nghệ 4G tại các nước phát triển, PwC đã dự báo từ năm 2016 đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng lượng

khách hàng sử dụng mạng 3G/4G tại Việt Nam vẫn tăng trưởng tối thiểu 5%/năm. Đây là dự báo hợp lý trên cơ sở đánh giá của Ngành Thông tin và Truyền thông về tốc độ tăng trưởng của ngành vào khoảng 7%/năm từ nay đến 2020, trong đó Khu vực Bình Trị Thiên không ngoại lệ, thậm chí tốc độ tăng trưởng còn nhanh hơn khi giá dịch vụ có xu hướng giảm, cơ sở hạ tầng tại địa bàn được đẩy mạnh đầu tư.

Về lý do sử dụng mạng truyền dẫn tốc độ cao 3G/4G của khách hàng, kết quả nghiên cứu của Công Ty TNHH Nghiên cứu thị trường Công nghệ và Bán lẻ Gfk Việt Nam cho thấy dịch vụ di động 3G/4G tiện ích hơn rất nhiều so với dịch vụ băng rộng cố định. Người tiêu dùng có thể sử dụng mạng truyền dẫn tốc độ cao 3G/4G mọi lúc mọi nơi và rất tiện dụng nhằm đáp ứng nhu cầu công việc vì chỉ thông qua điện thoại thông minh smartphone hay thiết bị thu phát sóng 3G/4G di động chứ không phải lắp đặt thiết bị phụ trợ hay truyền dẫn cố định.

Xét về nhu cầu, người tiêu dùng sử dụng mạng di động 3G/4G là theo xu hướng chung của thời đại công nghệ thông tin, trong đó OTT là dịch vụ nội dung được dự báo sẽ bùng nổ và thay thế các dịch vụ cơ bản mà các nhà mạng tại Việt Nam đang cung cấp trong tương lai gần.

Biểu đồ 3.3: Lý do và mục đích sử dụng dịch vụ 3G của người tiêu dùng Việt Nam

Ngoài ra, khả năng ứng dụng và sự tiện ích của Internet của Vạn vật (Internet of Things – IoT) đang càng ngày càng được nhắc đến và được các nhà cung cấp dịch vụ mới quan tâm nhiều hơn. IoT sẽ giúp tất cả mọi người và mọi vật sẽ được kết nối cùng với nhau thông qua mạng Internet để trở thành một xã hội kết nối vì vậy trong thời gian đến nếu các nhà mạng Viettel, MobiFone, Vinaphone không chuyển mình từ nhà mạng chỉ cung cấp mạng truyền dẫn 3G/4G băng thông rộng tốc độ cao sang nhà mạng vừa cung cấp mạng truyền dẫn vừa cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng chất lượng cao, dịch vụ nội dung như âm thanh, hình ảnh, các ứng dụng, dịch vụ back-up dữ liệu thì các nhà mạng trong nước sẽ đứng trước sự thất bại khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông internet toàn cầu như Google, Facebook,...

4.1.3 Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạngdo động tại thị trường Khu vực Bình Trị Thiên

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (Trang 135 - 137)