Dịch vụ thông tin di động tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (Trang 73 - 81)

Thị trường dịch vụ thông tin di động tại Khu vực Bình Trị Thiên so với thị trường trong lĩnh vực này tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, ... có thể nói là nhỏ về quy mô và đặc biệt là tính đa dạng về các dịch vụ cũng như nhu cầu tiêu dùng của khách hàng về cơ bản đang còn ở mức độ thấp. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các nhà mạng như hiện nay dẫn đến chi phí sử dụng dịch vụ thông tin di động của người tiêu dùng ngày càng giảm, cộng với việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng mạng 3G,

4G của các nhà mạng (để đưa vào khai thác các dịch vụ GTGT, dịch vụ nội dung, ...) thì khu vực này có thể nói là một thị trường tiềm năng với sự gia tăng về số lượng khách hàng cũng như sự đa dạng về loại hình dịch vụ sử dụng.

Hiện nay tại địa bàn Khu vực Bình Trị Thiên cũng như trên cả nước các nhà mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động tuy sử dụng hay đặt tên các dịch vụ có khác nhau nhưng tựu trung các nhà mạng đang tập trung đầu tư và kinh doanh trên nền 4 nhóm dịch vụ chính là thoại (voice), tin nhắn (SMS), dữ liệu (data), dịch vụ giá trị gia tăng (VAS).

Trong mỗi nhóm dịch vụ, dựa trên khả năng đáp ứng về hạ tầng mạng và kết quả phân tích dữ liệu bigdata tệp khách hàng hiện hữu của từng phân khúc, từng địa bàn, các nhà mạng dự báo nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của khách hàng để thiết kế và cung cấp các dịch vụ có giá trị cộng thêm theo từng nhóm như dịch vụ gọi lại (Call back), thông báo cuộc gọi nhỡ (MCA), chặn cuộc gọi (Call baring), tin nhắn thương hiệu (SMS brandname), tin nhắn âm thanh (voive SMS), dịch vụ sử dụng nhiều dữ liệu (bigdata), dịch vụ nội dung như truyền hình di động (mobileTV), học tiếng Anh (Study English),... hay theo từng chủ đề như dịch vụ mạng và dữ liệu mạng (Internet & data), dịch vụ giải trí, dịch vụ tiện ích, dịch vụ giáo dục, dịch vụ cung cấp tin tức, dịch vụ quốc tế, … và đẩy mạnh đầu tư thêm cơ sở hạ tầng khi thấy cần thiết. Ngoài ra, đối với từng dịch vụ khách hàng có thể lựa chọn đăng ký theo gói/chu kỳ hoặc đăng ký các gói giá trị trọn gói (combo) trong đó bao gồm nhiều dịch vụ được thiết kế sẵn để khách hàng lựa chọn sử dụng.

Kết quả điều tra tại địa bàn cho thấy dựa vào sự đánh giá về tính đa dạng và chất lượng dịch vụ do nhà mạng cung cấp và tùy theo thu nhập, nhu cầu, sở thích thương hiệu, độ tuổi, ... cũng như khả năng khai thác, sử dụng dịch vụ khách hàng tại địa bàn nghiên cứu có sự quan tâm, cách tiếp cận và lựa chọn các loại hình dịch vụ có tính chất khác nhau. Cụ thể, với phân khúc khách hàng học sinh– sinh viên có nhu cầu và quan tâm nhiều đến dịch vụ giá trị gia tăng (VAS), phân khúc khách hàng là doanh nhân hay doanh nghiệp quan tâm và đánh giá cao tiêu chí chất lượng mạng và dữ liệu data, khách hàng là nông dân hay ngư dân hầu như chỉ quan tâm các dịch vụ cơ bản như thoại, tin nhắn và vùng phủ sóng 2G rộng, …

địa bàn có thể nói Viettel đang là nhà mạng chiếm thị phần lớn nhất trong khu vực với thị phần về thuê bao đạt trên 44,7%. Các nhà mạng MobiFone, Vinaphone và Vietnamobile có thị phần lần lượt là: 27,58%; 27,12% và 0,53%. Tuy nhiên, ở mỗi phân khúc khách hàng, ở mỗi địa bàn do chiến lược kinh doanh của các nhà mạng khác nhau dẫn đến sự quan tâm, nhất là đầu tư về cơ sở hạ tầng và dịch vụ cung cấp cũng khác nhau. Ngoài ra, do sự tác động của các nhân tố bên ngoài nên thị phần các nhà mạng cũng khác nhau.

Tại Quảng Bình, VinaPhone là nhà mạng có thị phần cao ở phân khúc khách hàng công chức Nhà nước do Vinaphone Quảng Bình có lợi thế trong việc phát triển thuê bao ở phân khúc này. MobiFone Quảng Bình tuy chưa chiếm thị phần cao ở nhóm khách hàng là giáo dân tại các huyện dọc bờ sông Gianh từ Quảng Trạch, đến Thị xã Ba Đồn, huyện Tuyên Hóa, huyện Minh Hóa, song kết quả điều tra cho thấy giáo dân ở các địa bàn này đánh giá cao về chất lượng mạng và có niềm tin đối với hình ảnh, thương hiệu MobiFone.

Với Quảng trị, có thể nói Viettel không chỉ là nhà mạng dẫn đầu thị trường mà thương hiệu Viettel còn được khách hàng đánh giá cao ở mọi phân khúc, mọi địa bàn mặc dù ở phân khúc khách hàng công chức nhà mạng Vinaphone cũng có lợi thế phát triển khách hàng.

Tại địa bàn Thừa Thiên Huế, với chiến lược tập trung đầu tư mạng lưới 3G/4G vào các thành phố lớn cùng với việc phát triển mạnh, đa dạng các loại hình dịch vụ cung cấp nên nhà mạng MobiFone đã có nhiều lợi thế trong cạnh tranh. Ngoài ra, các yếu tố khách quan như thị trường năng động, tỷ lệ người dân đô thị chiếm gần 50% dân số, thu nhập bình quân đầu người cao (hơn Quảng Bình và Quảng Trị), phân khúc nghề nghiệp có trình độ cao chiếm tỷ trọng khá lớn,... tạo điều kiện cho MobiFone phát huy lợi thế và trở thành nhà mạng dẫn đầu thị phần tại các địa bàn: Thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và tại các phân khúc khách hàng doanh nhân, doanh nghiệp.

Với chính sách mở cửa và tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp của Nhà nước. Chính phủ đã cấp phép cho 5 doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam nói chung cũng như tại Khu vực Bình Trị Thiên nói riêng nhằm biến ngành viễn

thông, trong đó có dịch vụ thông tin di động thành lĩnh vực cơ sở hạ tầng xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Tuy nhiên, do đặc thù vùng địa bàn cũng như quy mô thị trường, tại Khu vực Bình Trị Thiên dịch vụ thông tin di động hầu như chỉ được cung cấp bởi 3 nhà mạng chính là Viettel, MobiFone và Vinaphone. Nhà mạng Vietnamobile dù đang kinh doanh nhưng thị phần đang rất thấp, không quá 1%; nhà mạng Gtel hầu như chưa tham gia kinh doanh, chưa có thị phần tại địa bàn Khu vực này. Công tác quản lý Nhà nước đối với việc kinh doanh dịch vụ thông tin di động được Bộ Thông tin và Truyền thông giao cho các Sở Thông tin và Truyền thông địa phương thực hiện.

Theo số liệu thống kê từ các Sở Thông tin và Truyền thông, tính đến hết 31/12/2016 tổng số thuê bao di động của 4 nhà mạng Viettel, MobiFone, Vinaphone và Vietnamobile trên địa bàn là 2.367.818 thuê bao, đạt 90 thuê bao di động/100 dân. Như vậy so với mức độ sử dụng thuê bao di động trên cả nước là 137 thuê bao/100 dân có thể thấy thị trường thông tin di động trên địa bàn nghiên cứu còn nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, những thách thức về công nghệ, đặc biệt là việc ứng dụng các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền 4G cũng như việc Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép khách hàng chuyển đổi nhà mạng cung cấp dịch vụ giữ nguyên số thuê bao (MNP- Mobile Number Portability) sẽ tạo nên một cuộc cạnh tranh mới, khốc liệt hơn trên địa bàn cả nước nói chung cũng như Khu vực Bình Trị Thiên nói riêng.

Bảng 3.1: Thị phần dịch vụ thông tin di động tại địa bàn nghiên cứu đến 31/12/2016

Số thuê bao di động Thuê

bao di

Tỉnh Dân số Viettel MobiFone Vinaphone VNMobile Cộng động/

100 dân

Quảng Bình 872.925 316.369 118.086 270.644 7.122 712.221 82

Quảng Trị 612.500 247.241 116.491 190.257 1.445 555.434 91

Thừa Thiên Huế 1.143.572 495.170 418.583 181.367 3.876 1.098.996 96 KV Bình Trị 2.628.997 1.058.780 653.160 642.268 12.443 2.366.651 90 Thiên

Cả nước 93.421.835 128.300.000 137

Số liệu đến 31/12/2016 cho thấy Viettel là nhà mạng dẫn đầu tại 3 thị trường Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với thị phần lần lượt là 44%; 44,51% và 45%, bình quân Khu vực Bình Trị Thiên Viettel chiếm 44,72% thị phần. Sự khác biệt ở đây có thể nói MobiFone Thừa Thiên Huế thay đổi vị trí với Vinaphone trên địa bàn Quảng Bình và Quảng Trị. Về thị phần trên địa bàn nghiên cứu, MobiFone và Vinaphone cơ bản như nhau, bình quân Khu vực Bình Trị Thiên MobiFone chiếm 27,58% thị phần, Vinaphone chiếm 27,12% thị phần.

Về quy mô doanh thu, doanh thu dịch vụ thông tin di động tại địa bàn gồm doanh thu dịch vụ thoại, doanh thu dịch vụ tin nhắn, doanh thu dịch vụ truyền tải dữ liệu data, doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng VAS và doanh thu dịch vụ inbound - outbound quốc tế. Trên cơ sở số liệu báo cáo doanh thu của nhà mạng MobiFone năm 2016 của Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 3 và Công ty Dịch vụ MobiFone Khu vực 6 tại địa bàn Khu vực Bình Trị Thiên, tác giả dự ước doanh thu thông tin của Viettel, Vinaphone, Vietnam mobile trên cơ sở nội suy về thị phần như sau:

Bảng 3.2: Quy mô doanh thu thông tin dịch vụ thông tin di động tại địa bàn nghiên cứu năm 2016

Địa bàn Nhà mạng Thuê bao Ước DT/Ngày Ước DT/Tháng Ước DTnăm 2016 (Vnđ) (Vnđ) (Vnđ) MobiFone 118.086 210.000.000 6.300.000.000 76.650.000.000 Vinaphone 270.644 481.302.774 14.439.083.233 175.675.512.666 Quảng Bình Viettel 316.369 562.617.612 16.878.528.347 205.355.428.227 Vietnam mobile 7.122 12.665.862 379.975.875 4.623.039.807 Tổng 712.221 1.266.586.248 37.997.587.455 462.303.980.700 MobiFone 116.491 240.000.000 7.200.000.000 87.600.000.000 Vinaphone 190.257 391.988.555 11.759.656.652 143.075.822.604 Quảng Trị Viettel 247.241 509.413.448 15.282.403.433 185.935.908.441 Vietnam mobile 1.445 2.975.680 89.270.386 1.086.123.033 Tổng 555.520 1.144.492.132 34.334.763.948 417.739.628.040 MobiFone 418.583 1.070.000.000 32.100.000.000 390.550.000.000

Thừa Thiên Vinaphone 181.367 463.713.535 13.911.406.045 169.255.440.210 Viettel 495.170 1.265.721.419 37.971.642.576 461.988.318.003 Huế Vietnam mobile 3.876 9.842.313 295.269.382 3.592.444.152 Tổng 1.100.077 2.812.089.356 84.362.680.683 1.026.412.614.980 MobiFone 653.160 1.520.000.000 45.600.000.000 554.800.000.000 Khu vực Vinaphone 642.268 1.337.004.864 40.110.145.930 488.006.775.480 Bình Trị Viettel 1.058.780 2.337.752.479 70.132.574.356 853.279.654.670

Thiên Vietnam mobile 12.443 25.483.855 764.515.643 9.301.606.992

Tổng cộng 2.367.818 5.223.167.736 156.695.032.087 1.906.456.223.720

Số liệu trên cho thấy doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao/tháng – APRU hay mức chi tiêu cho dịch vụ thông tin di động tại Quảng Bình vào khoảng 53.300 đồng/thuê bao/tháng và Quảng Trị vào khoảng 61.000 đồng/thuê bao/tháng, thấp hơn mức bình quân chung cả nước. Tại Thừa Thiên Huế APRU khoảng 76.600 đồng/thuê bao/tháng, cao hơn không nhiều mức trung bình cả nước. Như vậy, nếu so với kết quả nghiên cứu của WCIS về mức tiêu dùng dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam và một số nước trên thế giới cho thấy việc gợi mở để tăng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tại Quảng Bình, Quảng Trị chưa thực sự tốt. Với Thừa Thiên Huế, ngoài các dịch vụ cơ bản như thoại và nhắn tin, các nhà mạng có thể phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng để cung cấp cho khách hàng có thể tăng doanh thu trên 1 thuê bao như các địa phương lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ...

Biểu đồ 3.1: Doanh thu trên một thuê bao di động tại Việt Nam và so sánh với các nước trên thế giới

Nguồn: WCIS (2016)

Về cơ sở hạ tầng, số liệu thống kê thực địa về số lượng các loại trạm thu phát sóng thông tin di động mặt đất (BTS) của ba nhà mạng chính (Viettel, MobiFone, Vinaphone) đang khai thác dịch vụ thông tin di động tại địa bàn nghiên cứu như sau (Bảng 3.3):

Bảng 3.3: Hiện trạng trạng thu phát sóng thông tin di động mặt đất tại Khu vực Bình Trị Thiên tính đến tháng 7 năm 2016

TT Huyện/Thị xã/Thành phố Số trạm phát sóng MobiFone Số trạm phát sóng Vinaphone Số trạm phát sóng Viettel BTS 2G BTS 3G BTS 4G BTS 2G BTS 3G BTS 4G BTS 2G BTS 3G BTS 4G

I Địa bàn Quảng Bình 288 288 25 300 300 130 338 416 198

1 Huyện Tuyên Hóa 30 30 0 32 32 3 37 39 20

2 Huyện Minh Hóa 26 26 0 37 37 3 37 41 21

3 Huyện Quảng Trạch 32 32 0 23 24 14 35 44 22

4 Thị xã Ba Đồn 22 22 0 20 20 15 24 29 15

5 Huyện Bố Trạch 54 54 0 50 51 20 70 83 38

6 Thành phố Đồng Hới 52 52 25 52 54 44 39 66 27

7 Huyện Quảng Ninh 24 24 0 30 30 15 32 38 19

8 Huyện Lệ Thủy 48 48 0 56 52 16 64 76 39

II Địa bàn Quảng Trị 217 310 0 231 243 7 269 312 126

1 Huyện Vĩnh Linh 37 55 0 35 25 43 50 20

2 Huyện Gio Linh 30 42 0 31 29 35 43 17

3 Huyện Hướng Hóa 22 30 0 25 30 7 39 41 17

4 Huyện Đa Krông 14 15 0 22 20 22 20 9

5 Huyện Cam Lộ 18 28 0 22 35 22 31 12

6 Thành phố Đông Hà 37 50 0 34 36 37 35 17

7 Huyện Triệu Phong 25 42 0 27 22 29 41 17

8 Thị xã Quảng Trị 7 8 0 5 10 11 14 6

9 Huyện Hải Lăng 26 39 0 29 35 30 36 14

10 Huyện đảo Cồn cỏ 1 1 0 1 1 1 1 1

III Địa bàn Thừa Thiên Huế 339 434 30 320 281 46 315 334 167

1 Huyện Phong Điền 32 40 0 39 21 20 20 10

2 Huyện Quảng Điền 21 26 0 17 16 32 35 18

3 Thị xã Hương Trà 39 50 0 35 35 2 32 37 19 4 Thành phố Huế 100 122 28 88 88 35 89 101 51 5 Thị xã Hương Thủy 30 43 2 29 29 5 26 26 13 6 Huyện Phú Vang 36 48 0 35 33 4 44 46 23 7 Huyện Phú Lộc 53 73 0 45 40 41 38 19 8 Huyện A Lưới 19 22 0 22 13 22 22 11

9 Huyện Nam Đông 9 10 0 10 6 9 9 5

Khu vực Bình Trị Thiên 844 1032 55 851 824 183 922 1062 491

Nguồn: Số liệu từ 3 Chi nhánh MobiFone và khảo sát thực địa, 2016 Trên cơ sở tiêu chuẩn vùng phủ sóng và dịch vụ cung cấp trên mỗi loại trạm thu phát sóng mặt đất (BTS) theo thiết kế cho từng loại (2G, 3G, 4G), số lượng trạm thu phát sóng thông tin di động mặt đất tại địa bàn và kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng mạng thực địa trong quá trình nghiên cứu, vùng phủ và khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ thông tin di động tính đến tháng 7 năm 2016 của các nhà mạng tại địa bàn như sau:

- Vùng phục vụ đối với các dịch vụ thông tin di động ứng dụng trên nền mạng 2G, 3G của nhà mạng Viettel có thể đáp ứng 100% nhu cầu của khách hàng tại các khu

dân cư sinh sống trên địa bàn Khu vực Bình Trị Thiên. Vùng phục vụ đối với các dịch vụ thông tin di động ứng dụng trên nền mạng 2G, 3G của 2 nhà mạng MobiFone và Vinaphone có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng khoảng 95% địa bàn dân cư sinh sống (riêng vùng phủ 3G đáp ứng khoảng trên 80%) tại Khu vực Bình Trị Thiên.

- Vùng phục vụ đối với các dịch vụ thông tin di động ứng dụng trên nền mạng 4G của nhà mạng Viettel có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng khoảng gần 45% địa bàn khu dân cư sinh sống tại Khu vực Bình Trị Thiên còn với 2 nhà mạng MobiFone và Vinaphone thì hầu như chưa phục vụ được các dịch vụ thông tin di động ứng dụng trên nền công nghệ 4G. Việc lắp đặt với số lượng rất ít các BTS 4G cho thấy hai nhà mạng này đang thử nghiệm và bắt đầu triển khai đầu tư mạng 4G tại Khu vực Bình Trị Thiên.

Về mạng lưới truyền dẫn từ các BTS đến tổng đài cũng như hệ thống truyền dẫn xuyên quốc gia, tùy từng địa bàn (nhất là yếu tố địa hình) cũng như tùy từng thời điểm cụ thể (phụ thuộc vào yếu tố thời tiết hay dung lượng sử dụng) các nhà mạng sử dụng đồng thời hay chỉ một trục truyền dẫn (vô tuyến, hửu tuyến) nhưng về cơ bản các nhà mạng đều đảm bảo được tính thông suốt của việc chuyển tải thông tin, dữ liệu phục vụ khách hàng ngoại trừ sự cố khách quan.

Xét về lợi thế trong kinh doanh, hiện trạng hạ tầng mạng thông tin di động tại địa bàn tại thời điểm nghiên cứu cho thấy:

- Viettel là nhà mạng có thể nói có lợi thế hơn MobiFone và Vinaphone về mặt kỹ thuật, chất lượng dịch vụ kỹ thuật, nhất là chất lượng truyền tải dữ liệu.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w