Định hướng phát triển ngành viễn thông của Nhà nước

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (Trang 133 - 135)

Quy hoạch phát triển ngành Viễn thông quốc gia đến năm 2020 được ban hành tại Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ:

- Về cơ sở hạ tầng phải xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ngành viễn thông hiện đại, công nghệ tiên tiến, an toàn. Vùng phủ sóng mạng di động phải đến được các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, đảm bảo 95% dân số trên cả nước có điều kiện sử dụng mạng thông tin di động. Đẩy mạnh việc phát triển truy cập mạng internet băng rộng đến từng hộ gia đình, trong đó mở vùng phủ sóng 3G/4G để người dân có thể truy cập băng rộng vô tuyến mọi lúc, mọi nơi.

- Về sản phẩm dịch vụ định hướng phát triển dịch vụ mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ. Ứng dụng công nghệ internet vạn vật (IoT) vào phục vụ đời sống của người dân, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của cộng động doanh nghiệp cũng như công tác quản lý của Nhà nước.

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụ thông tin di động nói riêng. Đảm bảo sự quản lý của Nhà nước để duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện để ngành viễn thông phát triển bền vững, phục vụ đời sống của người dân cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên số đồng thời với việc thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước trong việc phát triển thuê bao nhằm đáp ứng đủ nguồn lực phát

triển lâu dài, bền vững cho ngành viễn thông cũng như đảm bảo an ninh, anh toàn cho ngành viễn thông, thực hiện tốt công tác an ninh, quốc phòng, bảo mật quốc gia.

Về định hướng phát triển ngành viễn thông trong 2 năm 2017 và 2018. Bên cạnh những thành tựu mà ngành viễn thông đã đạt được, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ rõ những khiếm khuyết, những bất cập đang tồn tại trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra những cơ hội, thách thức trong lĩnh vực này và nhiệm vụ của ngành trong vài năm tới. Cụ thể:

- Tăng cường công tác phát triển, đào tạo nhân lực viễn thông nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông để đón bắt được cơ hội phát triển đột phá từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách chung, cơ chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng, các doanh nghiệp khởi nghiệp hội đủ điều kiện thuận lợi để phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông. Bên cạnh đó, tạo sự thuận lợi trong việc kêu gọi, thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức trong nước và quốc tế.

- Triển khai mạng 4G và phát triển dịch vụ GTGT để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng trong xu thế mới, nhất là khi nhu cầu sử dụng của khách hàng đang từng ngày chuyển biến mạnh sang việc ứng dụng các dịch vụ truyền tải dữ liệu, dịch vụ giá trị gia tăng trên nền công nghệ 4G và internet vạn vật IoT. Việc triển khai mạng 4G sẽ tạo nên một nền tảng kết nối dữ liệu tốc độ cao, tạo cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ các dịch vụ nội dung. Cùng với việc tốc độ kết nối truy cập dữ liệu tăng, nhu cầu sử dụng các dịch vụ này của người sử dụng sẽ ngày càng phát triển, tạo cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp có thể thu được doanh thu ngày càng lớn hơn.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý nguồn tài nguyên số, công tác phát triển thuê bao, thực hiện việc chuyển mạng giữ số. Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các ngành, các doanh nghiệp thực hiện tốt định hướng này của nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nói chung, lĩnh vực viễn thông nói riêng trong thời gian đến đồng thời đảm bảo khắc phục những yếu kém, những tệ nạn sim rác, tin nhắn rác làm nhiễu loạn đời sống xã hội cũng như hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua. Việc thực hiện chủ trương chuyển mạng giữ số - MNP trong lĩnh vực thông tin di động nhằm tạo điều kiện cho khách hàng giữ nguyên số thuê bao di động đang

sử dụng nhưng được quyền chọn nhà mạng cung cấp dịch vụ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, xóa bỏ rào cản mang tính mệnh lệnh hành chính hiện nay. Chủ trương này là bước đột phá lớn của ngành Thông tin và Truyền thôngViệt Nam, phù hợp với xu chung của các nền kinh tế phát triển trên thế giới, tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng, một sân chơi lớn, một thị trường rộng mở cho các nhà mạng kinh doanh dịch vụ thông tin di động.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (Trang 133 - 135)