GIẢI PHÁP Ở PHẠM VI QUỐC GIA

Một phần của tài liệu Noi dung 6 - DA Ninh Thuan (Trang 27 - 29)

Một số giải pháp chủ yếu liên quan đến phát triển NLTT tại Ninh Thuận ở quy mô quốc gia:

- Cần xem xét sửa đổi Luật điện lực để có cơ chế phù hợp khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư lưới truyền tải với 2 hình thức: tư nhân đầu tư đường dây từ nhà máy điện đến điểm đấu nối và tư nhân đầu tư lưới truyền tải. Nhà đầu tư và ngành Điện sẽ thống nhất phạm vi đầu tư, quản lý vận hành theo quy định pháp luật và Nhà nước chỉ nên độc quyền về quản lý, vận hành, còn phần đầu tư cần cho phép xã hội hóa.

- Xem xét xây dựng Luật NLTT để có được khung pháp lý cơ sở đảm bảo vận hành thị trường điện tái tạo ổn định, bền vững.

- Cần xây dựng quy hoạch phát triển điện lực cấp quốc gia nói chung và quy hoạch điện tái tạo cấp quốc gia nói riêng và quá trình lập quy hoạch phải có sự đồng bộ các khâu phát điện, truyền tải và phân phối. Thực hiện được vấn đề này sẽ giúp triển được các dự án điện tái tạo đặc biệt ở các địa phương có mật độ nhà máy cao không bị thiếu đường dây truyền tải và có thể phát được hết công suất nhà máy lên lưới điện. Hơn nữa, khả năng kết nối, liên kết trao đổi điện tái tạo và các nguồn điện khác giữa các địa phương, vùng miền cũng sẽ được phát triển.

- Xem xét, nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế xử lý đối với các chủ đầu tư IPP thực hiện dự án chậm tiến độ hoặc không thực hiện dự án do lỗi của phía nhà đầu tư và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp nếu để xảy ra chậm tiến độ do lỗi của các cơ quan quản lý. Xem xét việc đưa nội dung cơ chế này vào Quy hoạch phát triển

2 6

điện lực quốc gia giai đoạn 2020 – 2030, có xét đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

- Sớm nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể về cơ chế đầu tư và hoàn trả vốn đầu tư lưới điện truyền tải đối với các nhà đầu tư tư nhân (xã hội hóa đầu tư một số lưới truyền tải đấu nối).

- Sớm xây dựng hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án điện đầu tư theo hình thức đối tác công tư để có thể thực hiện ngay sau khi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực.

- Hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thống nhất việc đăng ký, bổ sung quy hoạch sử dụng đất 5 năm và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các địa phương; Chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các địa phương, chủ đầu tư để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB.

- Giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan chuyển đổi đất rừng để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư các dự án điện. Khẩn trương có hướng dẫn đầy đủ, thống nhất các hồ sơ thủ tục, trình tự về chuyển đổi đất rừng để các Chủ đầu tư và các Địa phương thực hiện.

- Xem xét, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ các nhà đầu tư trong thu xếp vốn, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án điện IPP.

- Ban hành các tiêu chí đấu thầu cạnh tranh cho riêng từng loại công nghệ điện tái tạo. Tuy nhiên, cần xem xét thống nhất các yêu cầu và các điều kiện hỗ trợ nhà đầu tư về mặt bằng đất sạch, đường dây truyền tài... để nhà đầu tư có cơ sở tính toán chính xác giá thấp nhất có thể tham gia đấu thầu. Cơ chế này là sự cạnh tranh làm giảm chi phí bù giá tối thiểu, danh sách các dự án điện tái tạo sẽ được lựa chọn từ thấp đến cao cho đến khi thỏa mãn mục tiêu phát triển đặt ra cho từng loại điện tái tạo. Chính phủ có thể kiểm soát số lượng dự án được lựa chọn và đảm bảo khả năng đầu tư cho nhà đầu tư lâu dài.

- Xem xét xây dựng giá FIT mới cho điện gió và điện mặt trời được ổn định và lâu dài hơn. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm hơn và cẩn thận lựa chọn công nghệ hiện đại với chất lượng tốt nhất cho dự án trong bối cảnh ảnh hưởng tiến độ cung cấp hàng hóa thiết bị từ dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn ra trên khắp thế giới. Điện mặt trời áp mái nhà nên được xây dựng giá FIT mới hấp dẫn hơn để có thể huy động rộng rãi nguồn lực đầu tư từ khu vực hộ dân và các văn phòng, tòa nhà có thể đầu tư hệ thống điện mặt trời nhằm giảm áp lực lưới truyền tải của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

- Cần xây dựng quy hoạch không gian biển cũng như cơ sở hạ tầng phù hợp để tạo điều kiện phát triển điện gió trên biển. Các khung pháp lý, quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cũng cần được hoàn thiện sớm để có thể triển khai các dự án điện gió ngoài khơi.

Một phần của tài liệu Noi dung 6 - DA Ninh Thuan (Trang 27 - 29)