GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Noi dung 6 - DA Ninh Thuan (Trang 61 - 63)

Giải pháp tăng cường nhận thức và hành động của nhà đầu tư và doanh nghiệp quan trọng nhất là nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội. Một số giải pháp chủ yếu có thể kể đến là:

- Tăng cường thông tin truyền thông, cung cấp thông tin đầy đủ hơn đến người tiêu dùng về trách nhiệm xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh truyền thông cá nhân hay truyền thông xã hội. Người tiêu dùng cần hiểu rõ một doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là mang lại những giá trị tích cực cho cộng đồng trong đó có lợi ích của người tiêu dùng.

- Doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo và phổ biến hiểu biết về trách nhiệm xã hội cho người lao động và đội ngũ quản lý thông qua các khóa học. Việc đào tạo có thể thực hiện thông qua các trải nghiệm thực tế như doanh nghiệp tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường, thực hiện các chương trình tuyên truyền về bảo vệ môi trường, làm cho các chương trình này trở thành hoạt động thường niên của doanh nghiệp.

- Mỗi doanh nghiệp cũng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, cam kết cho hoạt động của mình và thực hiện đúng các cam kết đó. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật để đảm bảo rằng những sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra là an toàn, đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp, không có những tác động tiêu cực đối với xã hội và môi trường.

- Thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc nộp thuế của doanh nghiệp. Việc nộp thuế vừa thể hiện sự đóng góp cho xã hội, vừa củng cố khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp quan tâm đến trách nhiệm xã hội cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ thuế luôn là những doanh nghiệp phát triển bền vững và thành công, tạo được vị thế trên thương trường, được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao. Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp ngày càng phát triển thì việc cạnh tranh trên thị trường lại ngày càng khốc liệt. Do đó, nâng cao nhận thức của nhà đầu tư và doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội trong việc nộp thuế sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh bền vững, cạnh tranh lành mạnh và không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Tuyên truyền rộng rãi để người tiêu dùng hiểu rõ việc mua hàng của họ cũng có đóng góp cho cộng đồng xã hội nếu như họ ủng hộ sản phẩm của doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đặc biệt là pháp luật thuế, bảo vệ môi trường, chống hàng giả hàng nhái, góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hành vi tiêu dùng có trách nhiệm.

6 0

CHƯƠNG IX

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÁC DỊCH VỤ PHỤ TRỢ

Trong phạm vi các dịch vụ phụ trợ cho phát triển TTNLTT Ninh Thuận, các nhóm dịch vụ liên quan, hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động của trung tâm này có thể kể đến là:

Dịch vụ chuyên môn, khoa học công nghệ: Phân tích kỹ thuật, khảo sát kỹ thuật, đo lường, kiểm định, tư vấn các giải pháp kỹ thuật liên quan đến đầu tư xây dựng công trình NLTT.

Dịch vụ tài chính: Dịch vụ kế toán, kiểm toán, bảo hiểm, tư vấn các giải pháp tài chính đầu tư và vận hành công trình NLTT.

Các dịch vụ liên quan khác như dịch vụ quản lý, hành chính, hỗ trợ văn phòng, y tế, vận tải hàng hóa máy móc, bốc xếp hàng hóa, kho bãi, lưu trú, ăn uống, thông tin, truyền thông…

Các tổ chức tư vấn dịch vụ chuyên môn, khoa học công nghệ hầu hết đăng ký trụ sở tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, … Tại dây có nhiều tổ chức, đơn vị có quy mô lớn, đa dạng ngành nghề, đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có năng lực tư vấn.

Tại Ninh Thuận, lực lượng đơn vị tư vấn chuyên môn kỹ thuật, khoa học công nghệ còn ít. Thống kê từ danh mục doanh nghiệp thành lập mới các năm từ 2015 đến 2018 cho thấy trong 4 năm này chỉ có khoảng 50 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến tư vấn chuyên môn khoa học công nghệ xây dựng công trình, trong đó có rất ít đơn vị chuyên tư vấn về đầu tư xây dựng công trình năng lượng.

Mặt khác, còn nhiều vấn đề về khả năng và chất lượng tư vấn như: Đội ngũ cán bộ tư vấn chưa đồng đều, nhiều đơn vị tư vấn mới hình thành, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn, chưa xác định được chiến lược phát triển dài hạn, năng lực tư vấn còn nhiều hạn chế, nhất là năng lực quản lý, điều hành dự án lớn, có công nghệ tiên tiến, hiện đại…

Theo thông tin từ Cục Thống kê Ninh Thuận về tình hình phát triển doanh nghiệp 9 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Tính đến ngày 15/9/2020, trên phạm vi toàn tỉnh đã có 521 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 3.809 tỷ đồng, tăng 33,2% số lượng doanh nghiệp và tăng 13,5% vốn so cùng kỳ.. Lĩnh vực dịch vụ tư vấn, thiết kế, số doanh nghiệp đăng ký mới tăng 7,8% so cùng kỳ. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động và đăng ký mới gần đây chuyên về tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng công trình năng lượng (trong đó có cả giải pháp kỹ thuật và tài chính) còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại do các công trình NLTT đang có kế hoạch triển khai với số lượng và quy mô lớn. Hầu hết các nhà đầu tư đều tìm đến các tổ chức tư vấn ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh.

Ngành logistics có nhiều cơ hội tăng trưởng nhưng thách thức cũng không hề nhỏ. Những thách thức lớn nhất của ngành vận tải và logistics Việt Nam hiện nay chính là cơ sở hạ tầng như hệ thống cảng biển, kho bãi, kết nối... còn hạn chế, bất cập; quy mô vốn, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn còn hạn chế; các loại thuế, phí cầu đường và phụ phí cao.

Trong bối cảnh phát triển TTNLTT Ninh Thuận hiện nay, một số giải pháp tăng cường các dịch vụ phụ trợ cần kể đến là:

Một phần của tài liệu Noi dung 6 - DA Ninh Thuan (Trang 61 - 63)