GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Noi dung 6 - DA Ninh Thuan (Trang 51 - 54)

Cung cấp nguồn vốn cho phát triển NLTT đã được Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước quan tâm từ rất sớm và đã có những chính sách, kế hoạch hành động cụ thể.

Ngân hàng nhà nước với Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015 ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 [10], Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018 phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam với mục tiêu nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng đối với việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và NLTT, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững [11]. Hàng loạt nhân hàng cũng đã mở những gói tín dụng đối với các dự án NLTT. Các ngân hàng hàng đầu Việt Nam như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV đã có những gói tín dụng xanh cho các dự án NLTT. Ví dụ:

Chính sách tín dụng đối với các dự án NLTT của Vietcombank: Các dự án thuộc lĩnh vực NLTT có thể tiếp cận vốn vay lên đến 70% tổng mức đầu tư của Vietinbank với điều kiện dự án phải hoàn thành đúng tiến độ, hòa lưới điện quốc gia.

Chính sách tín dụng đối với các dự án NLTT của HDbank: Đối với chủ đầu tư, tỷ lệ cho vay đến 70% tổng mức đầu tư, thời hạn 12 năm, tài sản đảm bảo là tài sản và nguồn hình thành từ vốn vay. Với nhà thầu, cho vay tới 85% giá trị hợp đồng, đa dạng tài sản đảm bảo.

SHB có gói cho vay đối với các dự án NLTT công suất không quá lớn, cùng sự hỗ trợ của World Bank, ngân hàng này giảm trừ trực tiếp vào lãi suất vay còn 1,5%/năm với hạn mức tối đa 80% trong 15 năm cho các dự án có công suất không quá 30 MW.

5 0

Năm 2019, HSBC đưa ra gói tín dụng xanh của HSBC (cho vay tín chấp, lãi suất vay từ 11,99 - 12,99%/năm, trong vòng 60 tháng).

Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt cho cá nhân vay 100% vốn đầu tư, tối đa 200 triệu đồng lắp đặt các thiết bị ĐMT, với thời gian vay 5 năm.

VietinBank cũng công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng, (62,5% tổng vốn đầu tư) cho dự án ĐMT TTC 01 tại Tây Ninh.

Đầu năm 2019, ngân hàng Nam Á cùng Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF) triển khai chương trình Tín dụng xanh. Lãi suất cho vay doanh nghiệp và cá nhân khoảng 7%/năm ngắn hạn và 7,5% đối với khoản vay trung và dài hạn. Các khoản vay trong chương trình này bao gồm cả các dự án NLTT, năng lượng sạch và các dự án sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Chính sách của một số ngân hàng với ĐMTMN:

Sacombank đang có chính sách ưu đãi đối với các dự án NLTT với lãi suất hấp dẫn, trong đó tập trung chủ yếu vào khách hàng cá nhân triển khai ĐMT áp mái. Ngân hàng cũng đang nghiên cứu cơ chế cho vay ưu đãi đối với DN sản xuất thương mại - dịch vụ có nhu cầu lắp đặt hệ thống ĐMT áp mái.

HDBank cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư lắp đặt các thiết bị ĐMT áp mái vay 70% vốn đầu tư, lên 10 tỉ đồng trong 5 năm. Khi cho vay, ngân hàng sẽ thẩm định theo quy trình và chỉ ưu tiên các dự án đấu nối vào lưới điện quốc gia. Đối tượng cho vay của HDBank là các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ với số tiền cho vay từ 50-200 triệu đồng, tài sản đảm bảo là chính hệ thống ĐMT được vay trong 2 năm với tỷ lệ 70% tổng đầu tư, nếu tài sản thế chấp là bất động sản sẽ được vay 75% trong vòng 10 năm.

VietinBank từ tháng 8/2020 triển khai cấp tín dụng nhằm hỗ trợ cho các dự án điện mặt trời mái nhà với quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi từ 8,1%/năm dành cho doanh nghiệp ký hợp đồng mua bán điện với EVN hoặc đơn vị được EVN ủy quyền. Áp dụng cơ chế nhận tài sản bảo đảm linh hoạt theo từng khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản đảm bảo là thiết bị của chính dự án với mức cấp tín dụng là 70% giá trị định giá.

Lãi suất cho vay VND trong các lĩnh vực ưu tiên của các ngân hàng hiện đang ở mức 6-9%/năm đối với khoản vay ngắn hạn, và 8-10%/năm đối với khoản vay dài hạn trong khi lãi suất cho vay kinh doanh thông thường là 7-10%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và 9-12%/năm đối với khoản vay dài hạn. Với mức chênh lệch giữa lãi suất vay ngắn hạn và dài hạn lại nhỏ như vậy, các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay dài hạn, dẫn tới tình trạng thiếu vốn dài hạn. Đầu tư NLTT cần lượng vốn lớn trong thời gian ngắn nhưng thời gian thu hồi vốn lại dài nên các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cần xem xét nâng cao tỷ lệ cho vay dài hạn để tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư NLTT.

Ngoài ra, để góp phần tích cực hơn nữa vào việc huy động nguồn lực tài chính phát triển NLTT, cần thiết xem xét cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng hơn nữa, một số vấn đề có thể kể đến là:

- Cải tiến mô hình giao dịch, lấy khách hàng làm trung tâm: Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn, nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Cung cấp thông tin phù hợp với thực tế và có tư vấn, hướng dẫn chi tiết để các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện. Áp dụng hệ thống đăng ký vay trực tuyến và ứng dụng internet, tạo điều kiện cho khách hàng chủ động đăng ký, giảm thiểu thời gian giao dịch. Nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

- Thực hiện công khai trên trang tin điện tử của đơn vị về thủ tục cho vay và các thủ tục khác, cập nhật kịp thời thông tin hoạt động, ngừng giao dịch, nâng cấp hệ thống. Thiết lập và vận hành có hiệu quả hệ thống quản lý rủi ro, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và tự giám sát chất lượng dịch vụ. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế nội bộ về chăm sóc khách hàng để có thể xử lý kịp thời, thỏa đáng các phản ánh, khiếu nại của khách hàng.

- Thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo Nghị quyết số 35/NQ-CP Ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Kết nối để mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng, để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển không chỉ về vốn mà còn dịch vụ ngân hàng và phản ánh chính sách; củng cố quan hệ ngân hàng - doanh nghiệp để đồng hành phát triển, đó là sự kết nối bền vững, không chỉ trong giai đoạn khó khăn mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý, triển khai tổ chức thực hiện cơ chế chính sách.

- Tăng cường tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ từ các chương trình, dự án ưu đãi của các tổ chức trong và ngoài nước để tài trợ cho các lĩnh vực kinh doanh đặc thù của các doanh nghiệp nhỏ và vừa được Chính phủ, Nhà nước chú trọng phát triển.

CHƯƠNG VII

GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ LIÊN KẾT PHỐI HỢP ĐỒNG BỘ GIỮA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Các chính sách hỗ trợ NLTT nói chung và hỗ trợ năng lượng gió, năng lượng mặt trời nói riêng tại Việt Nam và Ninh Thuận trong thời gian qua đã tạo tiền đề để NLTT phát triển trong thời gian qua, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời đã có bước đột phá rõ rệt. Với những cơ chế, chính sách hỗ trợ, Chính quyền ở Ninh Thuận đã có thể kêu gọi, thu hút nhiều nhà đầu tư để phát triển tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển các nguồn NLTT tại Ninh Thuận trong thời gian qua cũng đang đối mặt với một số bất cập và thách thức về cơ chế chính sách, thiếu đồng bộ giữa các quy hoạch liên quan.

Một phần của tài liệu Noi dung 6 - DA Ninh Thuan (Trang 51 - 54)