Giải pháp cần thiết khác để phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLTT tại Ninh Thuận trong thời gian tới là liên kết đào tạo quốc tế và liên kết đào tạo trong nước.
Hiện nay, Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận và cơ quan hợp tác phát triển Đức đã ký kết biên bản ghi nhớ về chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”. Bản ghi nhớ thể hiện mục tiêu của các bên trong việc thiết lập cơ sở hạ tầng
4 0
và xây dựng năng lực để Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận trở thành cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao về NLTT.
Các mục tiêu hợp tác bao gồm: Thành lập một trung tâm đào tạo về NLTT (năng lượng mặt trời và gió) được trang bị tốt, nằm trong Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận để đào tạo ban đầu và đào tạo nâng cao cho sinh viên và nhân sự từ doanh nghiệp; hỗ trợ Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận phát triển thành trường cao đẳng chất lượng cao, thực hiện các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Đức cho ngành nghề điện tử (trình độ trung cấp và cao đẳng).
Ngoài cơ quan hợp tác phát triển Đức, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết với các tổ chức nước ngoài khác để xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu đào tạo song phương với các đối tác quốc gia khác để tận dụng phát triển cơ hội đào tạo nguồn nhân lực và cơ hội đầu tư trang thiết bị phục vụ đào tạo.
Bên cạnh việc tổ chức liên kết đào tạo với các đối tác quốc tế thì tỉnh cũng nên mở rộng hợp tác liên kết đào tạo với các trường Đại học, Viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong lĩnh vực NLTT tại Việt Nam. Liên kết đào tạo trong nước là loại hình liên kết đào tạo giữa các trường. Tham gia các chương trình liên kết này, học viên có thể được học chương trình và nhận bằng do trường đại học có cơ sở liên kết đó cấp. Theo thống kê, số lượng các chương trình liên kết và cơ sở liên kết đang ngày càng gia tăng. Trường đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã mở các lớp liên kết đào tạo ở các tỉnh phía Bắc. Nhiều trường đại học, cao đẳng công lập ở Hà Nội cũng thường xuyên tham gia các chương trình đào tạo tại phía Nam...Các trung tâm giáo dục từ xa tỉnh, các trường cao đẳng cộng đồng, các trung tâm hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề các tỉnh chính là những đối tác, vệ tinh cho các trường này.
Việc hỗ trợ các sinh viên tiếp cận với môi trường làm việc thực tế của doanh nghiệp thông qua cơ hội thực tập và đào tạo các kỹ năng làm việc cũng sẽ giúp sinh viên nắm bắt được công việc và định hướng nghề nghiệp tốt hơn trong thực tế.
CHƯƠNG VI
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
Phát triển NLTT ở Việt Nam gần đây đã có những bước tiến vượt bậc với những con số ấn tượng về công suất lắp đặt, điện năng phát, số lượng dự án với đa dạng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sự thay đổi này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước, các bộ, ngành trong việc tổ chức nghiên cứu, xây dựng, triển khai dự án và tài trợ tài chính cho phát triển NLTT là rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả phát triển NLTT. Nghị quyết, quyết định của Bộ Chính trị, Chính phủ về chiến lược và các giải pháp thúc đẩy phát triển NLTT đã ban hành; các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư như ưu tiên cung cấp tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, sử dụng hợp đồng mua bán điện mẫu… ; các cơ chế khuyến khích cho điện mặt trời, điện gió, điện sản xuất từ chất thải rắn, điện sinh khối...; những cơ chế chính sách ưu tiên của tỉnh, ... là những giải pháp đồng bộ, cụ thể, đáp ứng các điều kiện thực tế của địa phương đối với thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển NLTT. Mặt khác, Chương trình Tín dụng xanh của Ngân hàng nhà nước cùng với sự tham gia tích cực của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước cùng nguồn vốn từ các nhà đầu tư đã góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển NLTT.