PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG NƯỚC

Một phần của tài liệu Noi dung 6 - DA Ninh Thuan (Trang 85 - 86)

Tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài; xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung để tạo cụm liên kết ngành; phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm tăng cường tính tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, thúc đẩy sự phát

triển của các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trở thành các Tập đoàn có tầm cỡ khu vực, tạo hiệu ứng lan tỏa và dẫn dắt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tận dụng năng lực sẵn có và phát huy nội lực. Các doanh nghiệp có vốn nhà nước đã có chủ trương cổ phần hoá cần nhanh chóng thực hiện. Quá trình cổ phần hóa bị chậm trễ sẽ không tận dụng được thời gian nhanh chóng hội nhập và phát triển.

Các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp hỗ trợ cần mở rộng liên doanh, liên kết, nhanh chóng tiếp thu và làm chủ các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là các mô hình tổ chức sản xuất hiện đại. Với sự hỗ trợ có hiệu quả của Nhà nước thông qua các chính sách phù hợp, nếu có mô hình tổ chức sản xuất tốt, các doanh nghiệp này hoàn toàn có thể vươn lên vượt qua giới hạn của dung lượng thị trường để đạt tới một quy mô sản lượng lớn gấp nhiều lần. Mô hình tổ chức sản xuất tập trung vào phát triển sản xuất theo chiều ngang - phát huy năng lực công nghệ, sản xuất linh phụ kiện có những thuộc tính kỹ thuật gần nhau cho nhiều ngành công nghiệp chế tác; chuyên môn hóa theo chiều dọc - nhằm nâng cao cả giá trị và giá trị tăng thêm trong các sản phẩm; mở rộng hình thức nhận thầu phụ - thông qua việc liên kết với nhà cung cấp nước ngoài để vừa tiêu thụ được sản phẩm vừa học hỏi về công nghệ và các kỹ năng khác, từ đó vươn lên cung cấp trực tiếp linh phụ kiện cho các nhà lắp ráp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Noi dung 6 - DA Ninh Thuan (Trang 85 - 86)