Nâng cao sức mạnh nội bộ qua việc xây dựng văn hóa cộng tác hỗ trợ lẫn nhau trong toàn Công ty

Một phần của tài liệu Vu-Thi-Thanh-Thuy-CHQTKDK3 (Trang 106 - 109)

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

3. Nâng cao sức mạnh nội bộ qua việc xây dựng văn hóa cộng tác hỗ trợ lẫn nhau trong toàn Công ty

trong toàn Công ty

Văn hóa công ty định hướng cách thức tương tác giữa các đơn vị bộ phận và cá nhân và cũng là nền tảng cho mọi quyết định của một doanh nghiệp; đây là kết quả đóng góp của mọi đơn vị và cá nhân trong công ty qua các thời kỳ, đặc biệt là của người đứng đầu doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng đã xây dựng được văn hóa cộng tác hỗ trợ lẫn nhau khá tốt trong toàn công ty. Tuy nhiên vẫn còn những lĩnh vực cần được lãnh đạo Công ty quan tâm hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt là việc xây dựng mối quan hệ gần gũi, hạn chế bớt khoảng cách“ tâm lý“ giữa công nhân viên với các cấp lãnh đạo trong Công ty.

Việc xây dựng văn hóa cộng tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công ty không chỉ giới hạn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mà còn có thể thực hiện qua nhiều hoạt động khác như thể thao, văn nghệ, từ thiện, vv... Công ty cần phát huy hơn nữa thế mạnh của mình trong tổ chức các hoạt động thể dục thể thao như bóng đá, văn nghệ khi

tham gia các hoạt động, phong trào do các tổ chức, liên đoàn ngành tổ chức, ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh. Làm tốt hơn điều đó sẽ càng tạo nên sức mạnh nội tại cho Công ty. Tổ chức các hoạt động thiện nguyện để cải thiện điều kiện sống cho cộng đồng sẽ không những giúp đỡ được cho những người có hoàn cảnh khó khăn, mà còn mang đến niềm hạnh phúc, tự hào, tăng thêm sự gắn bó giữa các thành viên của Công ty, xóa bớt đi khoảng cách giữa lãnh đạo và cán bộ nhân viên.

Việc nhìn nhận hoạt động của một doanh nghiệp dưới góc độ chuỗi cung ứng là một cách tiếp cận mới, hiện đại vì nó giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của mình trong kinh doanh đồng thời tạo nền tảng cho việc nâng cao năng lực tích hợp trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhiều người quan tâm đến lĩnh vực này và để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết ấy thì những nghiên cứu về lĩnh vực này càng được quan tâm nhiều hơn. Đề tài: “Đánh giá mức độ tích hợp bên trong chuỗi cung ứng nước sạch tại Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng” đã phần nào đóng góp cho mục tiêu đó dưới góc độ một nghiên cứu ở Việt Nam trong lĩnh vực này. Qua đề tài này, tôi mong muốn Công ty CP nước sạch số 2 Hải Phòng nói riêng và các công ty ngành nước nói chung có cái nhìn sâu sắc hơn về chuỗi cung ứng nước sạch tại doanh nghiệp mình, có những giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty.

Quản trị chuỗi cung ứng là một lĩnh vực có phạm vi rất rộng, muốn nghiên cứu đầy đủ cần có nhiều công sức, thời gian và rất nghiều nguồn lực khác. Trong phạm vi một đề tài nghiên cứu của một học viên cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với những giới hạn về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu, số lượng mẫu khảo sát, vv... chắc chắn đề tài vẫn còn những hạn chế nhất định. Chính vì thế việc sử dụng kết quả nghiên cứu này trong thực tiễn và trong nghiên cứu cần được xem xét cẩn trọng tùy theo thực tế riêng biệt tại các doanh nghiệp khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch số 2 Hải phòng (2013-2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch số 2 Hải phòng giai đoạn 2013-2017.

 Công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch số 2 Hải phòng (2013-2017), Báo cáo tài chính công ty Cổ phần kinh doanh nước sạch số 2 Hải phòng giai đoạn 2013-2017.

 Basnet, C. (2013). The measurement of internal supply chain integration. Management Research Review, 36(2), 153-172.

 Chen, H., Daugherty, P.J. and Roath, A.S. (2009), “Defining and operationalizing supply chain process integration”, Journal of Business Logistics, Vol. 30 No.1, pp. 63-84.  Leuschner, R., Rogers, D.S. and Charvet, F.F. (2013), “A meta-analysis of supply chain

integration and firm performance”, Journal of Supply Chain Management, Vol. 49 No. 2, pp. 34-57.

 Seo, Y.-J., Dinwoodie, J. and Roe, M. (2015), “Measures of supply chain collaboration in container logistics”, Maritime Economics & Logistics, Vol.17 No. 3, pp. 292-314.  Stevens, G.C. (1989), “Integrating the supply chain”, International Journal of Physical

Distribution & Logistics Management, Vol. 19 No. 8, pp. 3-8.

 Van Der Vaart, T. and Van Donk, D.P. (2008), “A critical review of survey-based research in supply chain integration”, International Journal of Production Economics, Vol. 111 No. 1, pp. 42-55.

 Yuen, K. F., & Thai, V. V. (2017). The influence of supply chain integration on operational performance: A comparison between product and service supply chains. The International Journal of Logistics Management, 28(2), 444-463.

 Nguyễn Kim Anh. (2006). Quản lý chuỗi cung ứng. Tài liệu hướng dẫn học tập, ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh.

 Tập thể tác giả. (2007). Quản trị chuỗi cung ứng. Trường ĐH kinh tế - ĐH Đà Nẵng.  Micheal Hugos. (2010). Tinh hoa Quản trị chuỗi cung ứng. NXB Tổng hợp TP HCM

<https://tailieu.vn/doc/giao_trình_quản_trị_chuỗi_cung_ứng/>, xem 10/05/2018

Đề tài: “Đánh giá mức độ tích hợp bên trong chuỗi cung ứng nước sạch tại Công ty Cổ phần Kinh doanh

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bộ câu hỏi khảo sát

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Một phần của tài liệu Vu-Thi-Thanh-Thuy-CHQTKDK3 (Trang 106 - 109)