Các phương pháp ra quyết định quản trị

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kỹ năng giải quyết vấn đề (Trang 90 - 92)

IV. Quy trình ra quyết định

g. Tin tưởng

5.3 Các phương pháp ra quyết định quản trị

Xét trên phương diện lý thuyết cũng như trong thực tế, người ta thấy rằng chất lượng, hiệu quả và hiệu lực của các quyết định phụ thuộc rất lớn vào phương pháp ra quyết định. Không thể có một quyết định tốt nếu như không sử dụng các phương pháp khoa học để tạo ra nó.

Thông thường, mỗi nhà quản trịđều ưa thích một số phương pháp ra quyết định nào đó, nhưng nhìn chung, có hai nhóm phương pháp ra quyết định phổ biến sau: phương pháp cá nhân ra quyết định và phương pháp quyết định tập thể. Để lựa chọn được những phương pháp ra quyết định tốt nhất, nhà quản trị có thể thực hiện theo các bước trong quy trình sau:

- Bước 1: Xác định yêu cầu về việc sử dụng phương pháp ra quyết định. - Bước 2: Xác định hoàn cảnh và các yếu tố ra quyết định.

- Bước 3: Phân tích mặt mạnh và yếu của từng phương pháp khi áp dụng. - Bước 4: Lựa chọn phương pháp ra quyết định hợp lý.

Việc đưa ra những quyết định tốt, được mọi người ủng hộ và thực thi là cả một nghệ thuật mà tất cả các nhà quản trịđều phải học. Tùy theo tình huống mà việc ra quyết định có thể dựa trên sựđộc đoán hay trên sựđồng thuận của tất cả mọi người. Lúc nào cũng dựa trên sựđộc đoán hay luôn bao biện là một cách ra quyết định cực đoan và nguy hiểm. Những người ra quyết định giỏi nhất là những người linh hoạt. Họ biết khi nào phải độc đoán, khi nào phải đi tìm tiếng nói chung của mọi người trong tổ chức và khi nào nên ở giũa hai cực này.

Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của quyết định tập thể:

Ưu điểm Nhược điểm

1. Có nhiều thông tin và kiến

thức hơn 1. Tăng thời gian và chi phí 2. Nhiều đường lối tiếp cận

vấn đề

2. Thường đưa đến quyết định dung hoà

3. Phân tích vấn đề rộng 3. Tài năng chuyên môn ít được phát huy 4. Giảm bất trắc của các giải pháp 4. Có thể bị khống chế bởi cá nhân 5. Có nhiều giải pháp 5. Áp lực nhóm

1. Quyết định có chất lượng

hơn 6. Cá nhân tham gia hạn chế 1. Quyết định sáng tạo hơn 7. Trách nhiệm không cao 2. Hiểu rõ vấn đề và giải pháp

hơn 8. Dễ dẫn tới bất đồng 3. Giải pháp được chấp nhận

rộng rãi hơn 9. Nuôi dưỡng óc bè phái 4. Tăng cường tính thoả mãn nội bộ 10.Dễ bỏ qua các ý kiến mới nhưng thiểu số 5. Phát huy khả năng của cấp dưới

Nhà quản trị cần phải biết khi nào nên dùng quyết định tập thể. Nói chung, tập thể chỉ phát huy tác dụng trong khâu mục tiêu và giải pháp, do tập thể có nhiều thông tin, nhiều thái độ và nhiều cách tiếp cận vấn đề. Các trường hợp có thể sử dụng quyết định tập thể là:

- Có đủ thời gian để sử dụng phương pháp này.

- Mỗi thành viên tham dự có đủ thông tin như mong muốn. - Các thành viên cam kết theo đuổi mục tiêu.

- Quyết định không lập trình trước và có nhiều bất trắc. - Muốn huấn luyện cấp dưới trong việc ra quyết định.

Sau đây là nội dung chia sẻ về những phương pháp cụ thể khi ra quyết định quản trị và những ưu – nhược điểm của từng phương pháp.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kỹ năng giải quyết vấn đề (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)