Phương pháp luật đa số

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kỹ năng giải quyết vấn đề (Trang 101 - 102)

IV. Quy trình ra quyết định

g. Tin tưởng

5.3.6 Phương pháp luật đa số

Để hạn chế nhược điểm lớn nhất của việc ra quyết định theo phương pháp nhất trí là hầu như không thể tìm được phương án khi nhóm quá lớn, Phương pháp luật đa số có điều chỉnh nhằm thúc đẩy việc ra quyết định nhanh chóng và khả thi hơn. Phương pháp luật đa số có sự tham gia của mọi thành viên của nhóm trong quá trình ra quyết định bằng cách cho phép mỗi thành viên có một lá phiếu bình đẳng. Nhóm sẽ tiến hành biểu quyết về việc chọn quyết định nào.

Quyết định nhận được từđại đa số phiếu sẽ thắng và trở thành quyết định cuối cùng.

- Ưu điểm

o Tiết kiệm thời gian.

o Cho phép kết thúc các cuộc thảo luận. - Nhược điểm

o Thiểu số cô lập. Khi có sự bất đồng về quyết định được lựa chọn thì sẽ xuất hiện xung đội trong tổ chức. Những thành viên rơi vào nhóm thiểu số sẽ có xu hướng hình thành một nhóm nhỏ ngay trong tổ chức và sẽ hình thành những tiểu văn hóa đi ngược lại với văn hóa chung của nhóm. Khi ở vị trí lãnh đạo, bạn cần phải chú ýđến những nhóm nhỏ này để có thể kiểm soát và dẫn dắt họ đi theo mục tiêu chung của tổ chức.

o Quyết tâm trong toàn nhóm không cao.

Bài tp

Bạn hãy xem xét kỹ nội dung của các phương pháp ra quyết định trên đây và cho biết phương pháp ra quyết định nào là tốt nhất, tối ưu nhất?

Trong bài tập trên câu trả lời của bạn là phương pháp nào? Nếu bạn đã chọn một phương pháp nào là tốt nhất thì e rằng bạn đã rơi vào trường hợp chủ quan và duy ý chí rồi. Thực tế rằng không có phương pháp ra quyết định nào là tối ưu trong mọi trường hợp cả. Bạn nên nhớ rằng đây là các phương pháp ra quyết định và bạn cần nắm vững và áp dụng linh hoạt phương pháp ra quyết định thích hợp trong từng trường hợp để đạt được mục tiêu của mình.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Kỹ năng giải quyết vấn đề (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)