Nắm được bố cục cơ bản của một CV, hiểu rõ nội dung từng phần thể hiện sẽ giúp bạn sở hữu CV ấn tượng, phù hợp yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Các nhà tuyển dụng có thể đưa ra các yêu cầu khác nhau về những nội dung cần có của một bản sơ yếu lý lịch nhưng thông thường, nội dung trong bản sơ yếu lý lịch đều có những mục sau đây:
v Thông tin cá nhân
Đây là các thông tin liên hệ của ứng viên bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, chỗ ở hiện nay, điện thoại và email liên hệ… Email sử dụng phải
trung tính, trang trọng, thường chọn email là chính tên họ của ứng viên khi dùng để tìm việc. Hình ảnh đưa vào phải rõ ràng, trang phục lịch sự và chuyên nghiệp.
v Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp cần viết cụ thể rõ ràng, không viết mục tiêu chung chung như “Tìm kiếm vị trí phù hợp với bản thân để phát huy hết tất cả những kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân; từ đó hoàn thiện, trau dồi vốn sống cho bản thân”. Mục tiêu nghề nghiệp cần đề cập đến vị trí ứng tuyển, hướng đến công việc như:
“Là một nhân viên có trách nhiệm, sử dụng những kiến thức đã có về Marketing và chịu khó học hỏi tích lũy thêm để trở thành một nhân viên Marketing xuất sắc, góp phần đưa thương hiệu Công ty lên Top đầu của ngành du lịch”.
Khi đọc mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên, thông thường nhà tuyển dụng quan tâm tới hai điều. Thứ nhất là mục tiêu phải phù hợp với vị trí và công việc đang tuyển dụng để xem xét đến khả năng làm việc và gắn bó lâu dài với công ty, thứ hai là mục tiêu phải phù hợp với kinh nghiệm, khả năng thực tế của ứng viên, ví dụ một sinh viên mới ra trường mà đặt mục tiêu là trở thành quản lý sau một năm sẽ rất khó khả thi.
v Trình độ học vấn và quá trình đào tạo
Phần này nêu rõ tên trường, khóa học, bằng cấp đạt được. Nếu đã tốt nghiệp đại học thì không cần nêu tên trường cấp 1, 2. Các khóa học nghiệp vụ, kỹ năng có liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ hoặc bổ trợ cho công việc (nếu có). Nếu trong quá trình học tập được khen thưởng về thành tích nổi bật, ứng viên cũng nên ghi vào. Không nên đưa vào những khóa học không liên quan đến công việc dù bạn có tham gia.
v Kinh nghiệm làm việc
Những nội dung cần đề cập như ngày tháng bắt đầu và kết thúc công việc, tên công việc đảm nhận, thông tin về công ty như địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, mô tả công việc, thành tích đạt được… Khi trình bày kinh nghiệm, không nên đưa những công việc có khoảng thời gian làm quá ngắn (ngoại trừ khoảng thời gian thực tập hay làm thời vụ…) như từ 2/2016 đến 4/2016: Nhân viên Sales-Marketing, Công ty ABC. Nếu nhà tuyển dụng thấy bạn có quá nhiều công việc trong một khoảng thời gian
ngắn, nghĩa là trong mắt họ bạn là người thường xuyên nhảy việc và có thể sẽ không gắn bó với họ lâu dài nếu bạn được tuyển dụng. Trong trường hợp có những khoảng trống trong quá trình làm việc, tức là thời gian đó bạn không làm việc thì cũng cần trình bày vắn tắt lý do sự gián đoạn đó.
Về nội dung mô tả công việc: ứng viên nên mô tả chi tiết hơn, không nêu trách nhiệm công việc phải làm một cách chung chung. Thay vào đó, nên nhấn mạnh thêm kết quả công việc như đưa vào những kỹ năng và thành tựu đạt được để nhà tuyển dụng thấy được bạn đã mang đến những giá trị cho chính bản thân bạn và công ty.Bạn cần cung cấp dẫn chứng cụ thể bằng các con số, tên chương trình, sản phẩm…Các chuyên gia cho rằng khi mô tả những công việc bạn từng làm, hãy đính kèm cả những thành công đạt được.
Ví dụ, nếu bạn từng làm quản lí văn phòng, đừng chỉ đơn giản viết rằng “quản lý nhân viên” mà hãy liệt kê cả kết quả thực tế như “giúp làm giảm một phần ba chi phí quản lý của văn phòng”. Leslie Sokol (2009) đồng tác giả cuốn sách: “Suy nghĩ tự tin, ứng xử tự tin” cho rằng: “Đã qua rồi cái thời chỉ cần liệt kê công việc và trách nhiệm”.
Ví dụ: không nên viết như sau:
Thiết kế - Công ty ABC (2012-2013)
Thiết kế website công ty, Thiết kế các hình ảnh.
Thay vào đó nên viết:
Thiết kế | Công ty ABC (7/2012-10/2013) Thiết kế Website Công ty: [link website]
Thiết kế banner cho các sự kiện A, B, C của Công ty Sự công nhận: Nhân viên xuất sắc nhất tháng 5/2013
Trong phần trình bày kinh nghiệm làm việc, chỉ nên đưa vào những công việc có liên quan đến vị trí đang được tuyển dụng hay những công việc giúp bạn học được các kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho công việc đang ứng tuyển. Nhiều ứng viên đưa vào những công việc không liên quan và không chỉ ra các điều học hỏi được cần có cho vị trí ứng tuyển mới. Nếu đã từng làm nhiều công việc thì bạn chỉ nên đưa vào những công việc liên quan nhiều nhất đến vị trí ứng tuyển. Nếu chưa có kinh nghiệm
nhiều thì có thể đề cập đến những việc không liên quan nhưng nên đưa vào những điều bạn đạt được và học hỏi được từ công việc mà điều này cần có cho vị trí ứng tuyển.
Ví dụ, nếu ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng, không nên viết như sau:
- 2012-2013: Phát tờ rơi cho Công ty ABC
- Phân phát các tờ quảng cáo về…tới mọi người ở các khu vực…
Thay vào đó nên viết:
- 2012-2013: Phát tờ rơi cho Công ty ABC
- Phân phát các tờ quảng cáo về…tới mọi người ở các khu vực… - Học được sự kiên nhẫn, giữ thái độ tích cực khi bị từ chối nhận tờ
quảng cáo
Những sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm thường cảm thấy khó khăn khi viết nội dung này. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, thực tế mọi người ai cũng từng là sinh viên mới tốt nghiệp. Bạn có thể thể hiện kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm có liên quan đến công việc qua một bài tập tình huống, giải quyết vấn đề trong một khóa học hoặc bạn đã tham gia một khóa đào tạo thêm. Kinh nghiệm của bạn trong khoảng thời gian thực tập, khóa luận tốt nghiệp/ nghiên cứu khoa học hoặc những công việc tình nguyện… bạn cũng có thể đề cập vào CV. Bạn hãy chú ý nêu bật thêm phần thành tích, sự đạt được của bạn khi tham gia các chương trình, công việc đó và đặc biệt nhấn mạnh những kỹ năng, kinh nghiệm đạt được có liên quan đến công việc ứng tuyển.
Ví dụ, một công ty đang cần tuyển vị trí trợ lý marketing, đòi hỏi có kiến thức
chuyên ngành, kĩ năng giao tiếp, lãnh đạo và làm việc nhóm. Bạn có thể liệt kê trong kinh nghiệm của mình về sự tham gia của bạn trong nhóm Marketing, của một tổ chức tình nguyện ABC, nhiệm vụ của bạn là làm việc với một nhóm để nghĩ ra các ý tưởng, v.v. Việc liệt kê các hoạt động tình nguyện và bài tập ở trường như kinh nghiệm sẽ có hiệu quả, nếu những hoạt động đó thực sự liên quan và nhà tuyển dụng thấy được bạn đã làm gì trong các hoạt động đó. Vì vậy, khi liệt kê bạn hãy:
• Thật cụ thể, chi tiết vai trò bạn đã làm trong công việc đó. • Sử dụng các số liệu cụ thể để chứng minh.
• Bắt đầu mỗi gạch đầu dòng với các động từ mạnh để gây ấn tượng. Dưới đây là một ví dụ:
Tình nguyện viên nhóm Truyền thông – Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
• Quản lý nhóm 20 bạn tình nguyện viên phụ trách các hoạt động khác nhau bao gồm;
• Liên hệ, làm việc trực tiếp với báo đài như VTV1, Vnexpress, etc.
• Quản lý, quảng bá sự kiện trên Website và Facebook. Trong sự kiện năm 2013, trang Facebook của Bảo tàng đã tăng từ 7,000 đến 12,000 likes nhờ các sự kiện quảng bá.
• Biên tập ảnh, video clip phục vụ cho quảng bá sự kiện của Bảo tàng.
Kết quả, đã có 22,000 lượt khách tham quan Bảo tàng dân tộc học trong 3 ngày Tết 2015, vượt chỉ tiêu đề ra
Hoặc bạn cũng có thể viết ở CV mô tả công việc bạn thực tập như sau:
Thực tập tại phòng xuất nhập khẩu ở công ty XYZ
- Tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa - Học cách thức tìm kiếm, đánh giá nhà cung cấp
- Thực hành tìm nguồn cung cấp hàng hóa
- Tìm hiểu các hợp đồng ngoại thương và đàm phán về hợp đồng v Kỹ năng
Trong phần này, ứng viên cần nhấn mạnh vào các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ nếu ứng tuyển vào vị trí kế toán thì hãy tập trung vào các kỹ năng chuyên môn như khả năng sử dụng thành thạo phần mềm kế toán MISA, Excel, sự cẩn thận. tỉ mỉ… Các kỹ năng hỗ trợ như ngoại ngữ, tin học cần phải ghi rõ cấp độ đạt được dưới dạng điểm số hay chứng nhận, chứng chỉ. Kỹ năng mềm luôn là điều cần thiết với bất kỳ công việc nào. Các bạn sinh muốn có được điều này thì chắc chắn bạn phải tự rèn luyện, tự tạo cơ hội cho mình bằng việc tham gia các hoạt động, các dự án trong trường và ở ngoài trường.
Các sinh viên mới tốt nghiệp nên đọc kỹ bản mô tả công việc, yêu cầu công việc ở thông tin tuyển dụng để lập ra các kỹ năng cần thiết cho công việc, có những
từ ngữ chuyên môn chưa hiểu ở bản mô tả thì bạn nên tìm hiểu qua sách vở hay qua báo mạng. Có những quảng cáo tuyển dụng ngắn gọn, chưa nêu hết những yêu cầu mà người tuyển dụng mong muốn thì bạn có thể tham khảo thêm các tin tuyển dụng của vị trí đó ở các công ty khác. Bạn cũng có thể tìm kiếm trên Google các kỹ năng, phẩm chất cần thiết cho công việc bạn đang quan tâm để biết được bạn cần phải rèn luyện, học hỏi thêm kỹ năng gì, từ đó bổ sung vào CV của mình.
v Các hoạt động/Thành tích đạt được
Trình bày các hoạt động bạn đã và đang tham gia. Các hoạt động nên liên quan đến công việc như hỗ trợ hay học hỏi được nhiều kiến thức hay kỹ năng hỗ trợ cho công việc ví dụ như tham gia câu lạc bộ tiếng Anh, tham gia nhóm tình nguyện, tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, đọc sách chuyên ngành bạn đam mê và yêu thích…Từ các hoạt động đó thể hiện được bạn là người đam mê và mong muốn làm vị trí công việc ứng tuyển bằng việc thể hiện bạn yêu thích đọc sách, tin tức về lĩnh vực đó.
Về thành tích đạt được, cần nêu bật những thành tích về học tập, về chuyên môn, về công việc hay các hoạt động khác. Thành tích đạt được thường ghi bằng minh chứng như: giấy khen, bằng khen, giải thưởng, phần thưởng, khen thưởng, học bổng hay điểm số của một kỳ thi, chứng nhận hay chứng chỉ đạt được.
Ví dụ:
Cộng tác viên, tình nguyện viên ở câu lạc bộ trẻ em khuyết tật Hoa Nắng
- Lên kế hoạch giảng dạy, lập form đăng ký và gửi tới tình nguyện viên - Giảng dạy trực tiếp tại lớp học giúp các em biết đọc, biết viết và làm
toán đơn giản
- Lên kế hoạch và tổ chức các hoạt động cho các em trong dịp Trung
Thu, sinh nhật… v Sở thích cá nhân
Trong CV cũng có thể bao gồm mục Sở thích cá nhân. Không có gì đáng ngại khi bạn đưa vào CV một vài sở thích cá nhân của mình. Ví dụ như một người có sở thích đọc sách, nghiên cứu tài liệu, học tiếng Anh, hoặc môn thể thao … sẽ thể hiện được tính hiện đại, hòa đồng của mình. Nếu như bạn học ngành học khác với vị trí bạn ứng tuyển thì bạn càng nên thể hiện điều này. Ví dụ: Bạn học Kế toán nhưng lại
yêu thích làm công việc Marketing thì bạn có thể thể hiện ở mục sở thích cá nhân của bạn như sau: Đọc cuốn sách: Chiến lược Marketing…của tác giả…. Đọc các bài báo về lĩnh vực Marketing ở các trang web như:…
v Người giới thiệu/Người tham khảo
Vì nhà tuyển dụng chưa biết rõ bạn nên việc có người giới thiệu hoặc sẵn sàng cung cấp thêm thông tin tham khảo về bạn sẽ giúp cho doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá bạn cao hơn, nhất là từ những người tham khảo uy tín. Nếu được, bạn nên nhờ người viết thư giới thiệu và gửi kèm với hồ sơ tìm việc