NỐI LỄ HỘI VÀO TRỤY LẠC

Một phần của tài liệu Chấn thương tâm lý thời hiện đại (Trang 31 - 32)

Thỉnh thoảng lại thấy tin các cơ quan điều tra phát hiện ra những đường dây đánh bạc lớn. Một người bạn tôi vừa nói đùa vụ PMU đã đi vào ký ức lịch sử, chắc vài chục năm sau, chỉ cần nhắc tới danh hiệu “con bạc hàng triệu đôla” là mọi người nghĩ ngay đến cái thời ta đang sống.

Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang phổ biến đến mức đáng sợ. Các chiếu bạc lẩn quất ngay ở các cơ quan ngoài thành phố lớn và công khai ngay ở giữa các trụ sở ủy ban vùng nông thôn hẻo lánh. Cháu Hòa, một ôsin cạnh nhà tôi vừa về Tết lên kể, một bà hàng xóm nhà Hòa ra Hải Phòng có mấy tháng mang tiền triệu về cho chồng con. Có gì đâu, bà ta được giao cơm nước cho một sòng bạc nhỏ. Chủ nhà cho thuê địa điểm, mỗi ngày thu về hai trăm ngàn.

Có lần tôi được xem một bức ảnh chụp cảnh chọi trâu ở Đồ Sơn. Nhìn một người say mê nhìn theo trâu, đã thấy mừng. Đến khi nhìn đồng bạc đánh cược lăm lăm trên tay anh ta, tôi hiểu ngay rằng chẳng có tình yêu thể thao với tinh thần thượng võ nào ở đây cả, mà chỉ có một con bạc đang khát nước. Nhiều cơ quan, lương thấp nên công việc cũng khá nhẹ nhàng. Thấy mọi người nhất là lớp thanh niên rỗi quá mà chẳng biết làm gì, tôi đã máy mồm định nói sao không học đi, kiến thức thời đại đang đòi hỏi phải học... nhưng kịp hãm ngay lại. Ngày xưa mới thế, chứ ngày nay nói chuyện tự học những lúc rỗi rãi, nghe có vẻ lạc điệu quá, người ta cười chết. Nhưng tôi biết rằng nhiều chiếu bạc được hình thành từ chỗ rỗi rãi thế này. Đời sống tinh thần quá nghèo nàn, ngay cả nhu cầu hưởng thụ ở nhiều người cùng chỉ thể hiện ra ở những đòi hỏi tầm thường và trong đa số trường hợp thì đánh bạc được xem là tiện nhất. Nhiều người thường trích dẫn câu “Nhàn cư vi bất thiện”, họ chỉ quên rằng người xưa dành câu đó cho hạng tiểu nhân. Còn những người đúng đắn mà người xưa kêu là quân tử có những niềm vui khác hẳn.

Cờ bạc trước tiên gắn với tham nhũng ăn cắp. Nay có những người tiền nhiều quá mà chẳng biết tiêu gì cho hết tiền. Ô tô sắm rồi, rượu chè thoải mái rồi, bằng cấp tiếng tăm mua được rồi, mà tiền vẫn không hết, thì tội gì không đánh bạc.

Thế nhưng có cái lạ là nhiều người nghèo cũng đánh bạc. Trước kia tôi cứ thắc mắc mãi chuyện đó, như thắc mắc sao các xóm liều không thiếu cảnh nghiện hút. Sau đọc lại thấy từ Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Huyên... các nhà nghiên cứu đó đều đã kêu từ xưa đam mê cờ bạc ở dân mình đã thành một cái tật, nhiều người bước vào chiếu bạc với ý nghĩ không chừng nhờ cờ bạc mà thoát cảnh nghèo. Cố nhiên đó chỉ là một cách tự lừa mình rất đáng trách.

dị đoan. Cuộc sống quá nhiều bấp bênh, chẳng biết còn tin ở cái gì nữa. Rút lại, hình như chỉ còn là chuyện cầu cúng. Gọi là đi lễ hội để trở về nguồn cho sang, chứ việc chính là cầu cúng. Rồi nhân vui cầu cúng mà đánh bạc, cũng là thử tìm vận may một cách tuyệt vọng.

Đã nhiều tờ báo đề cập tới tình trạng này. Đại khái nhiều nơi hội làng vừa mở thì cũng là lúc rất nhiều quý tử trong các gia đình thi nhau lao vào cuộc đỏ đen, có người mấy ngày nướng hết vài chục triệu.

Có một khẩu hiệu mà ngành du lịch mới nêu ra thời gian gần đây: Nối lễ hội với di sản. Ồ, ý tưởng nghe hay quá! Nhưng chỗ trong nhà xin nói thật, dân mình còn thông minh hơn nhiều, từ lâu một số lễ hội đã được người ta nhanh nhảu nối với cờ bạc một cách khá thuần thục, mà chẳng cần tuyên bố tuyên ngôn gì cả.

Một phần của tài liệu Chấn thương tâm lý thời hiện đại (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)