TA CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ BẢN THÂN TA

Một phần của tài liệu Chấn thương tâm lý thời hiện đại (Trang 118 - 119)

Ngày Đại hội sinh viên toàn quốc kết thúc (17.2.2009) cả trong các báo cáo chính thức lẫn trong những lời bàn bạc trao đổi bên ngoài, tôi đọc được một khía cạnh mới trong ứng xử của xã hội với giới trẻ. Từ nay, họ không còn bị coi như một lớp người ngây thơ trong sáng quen sống với lời khen và làm theo những cái mẫu có sẵn. Trong chừng mực có thể, họ được giới thiệu bức tranh chân thực về đời sống đất nước cũng như chỉ ra những non kém của chính họ. Thái độ tôn trọng đó chính là tiền đề cần thiết để một lời yêu cầu mới được phát ra. Lớp trẻ phải tập làm quen với vai trò chủ nhân và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về tương lai của chính mình cũng như của xã hội.

Tôi ngờ rằng trong tâm tư sâu kín của người thanh niên biết suy nghĩ, những định hướng này là những gợi ý tích cực. Tuy nhiên, đây chỉ là với một số ít. Còn nếu nhìn ra cả đám đông, thì vấn đề lại rất phức tạp.

Từ những hành động của nhiều người trẻ hiện nay, tôi đọc ra những lý lẽ phản bác:

- Sở dĩ chúng tôi đến nông nỗi như thế này là tại người lớn quá hư hỏng! - Chúng tôi có được dạy bảo tử tế đâu mà đòi chúng tôi tử tế!

- Muốn tốt phải có điều kiện... Chúng tôi làm gì có cái đồ xa xỉ đó?

Những lời than vãn oán trách này có cái lý của nó. Nhưng tôi cho rằng không thể dùng để biện hộ cho những buông trôi bừa bãi thậm chí những phá phách thác loạn. Nếu tự mình làm hỏng mình thì chính là chúng ta trở thành vật hy sinh của những mưu đồ xấu.

Bởi tin rằng không phải người ta dễ dàng làm theo những điều tự mình coi là đúng, tôi muốn chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ. Là đừng nên nghĩ rằng thế hệ trẻ hiện nay khổ nhất. Hãy tự đặt mình vào địa vị của một người trẻ ở Bắc Triều Tiên, ở Iraq, ở Afghanistan, ở nhiều nước châu Phi... để thấy có phải thế giới này đã tốt đẹp hết đâu. Hoặc lùi lại trong thời gian, nếu sống lại kỹ lưỡng với các thế hệ trẻ Việt Nam thời trước các bạn sẽ thấy thời nào thanh niên cũng có những vấn đề tương tự: Và bài học cuối cùng vẫn là nghiêm túc đòi hỏi mình, chọn con đường khó mà đi, vượt lên chính mình.

Kiến thức chân chính sẽ là chỗ dựa thiết yếu cho mọi sự phấn đấu. Miễn là chúng ta chịu học.

Người ta sẽ tìm thấy nghị lực lớn lao khi sống với cả lịch sử và cả thế giới... cái điều tưởng như quá to tát ấy thật ra lại quá thiết thực nên cũng là điều ta cần tự nhủ.

Hãy biết sống ngay cả khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa- Câu này là của Pavel Korsaghin, nhân vật chính trong Thép đã tôi thế đấy, tôi thường nhớ lại mỗi khi gặp những tình cảnh gần như tuyệt vọng.

của nhà văn Tiệp Jan Otchenásek, cũng với cái ý tương tự:

- Tôi chỉ sợ bây giờ không sửa chữa được gì nữa. Tất cả thế gian là một sự lừa dối, sự tàn nhẫn và máu, tính ngẫu nhiên độc ác và cái chết chẳng để làm gì cả. Tôi sợ hãi cả thế giới, tôi không tin ở nó, không tin ở những cái sẽ tới sau này, tôi không muốn nhìn thấy tất cả những cái đó.

- Không, cô bé ơi, không có thế giới nào khác cả, cần phải sống ngay trong thế giới này, do đó cần phải tác động vào nó để thay đổi nó. Chưa bao giờ và cũng chẳng bao giờ nó hoàn thiện. Có thể là nó vô nghĩa, nhưng chúng ta cần phải mang lại cho nó một ý nghĩa. Chính vì như thế chúng ta cần sống và khi không có cách nào khác, chúng ta cần chết.

Tôi đã ghi được đoạn văn này từ thời còn trai trẻ và cứ tưởng nó chỉ cần cho người ta trong những năm chiến tranh cay đắng. Hóa ra, hôm nay, vẫn thấy nó đúng. Chép ra đây không biết có bạn đọc nào cùng chia sẻ, chỉ biết với chính tôi nó vẫn đang có sức thuyết phục, tôi thường đọc lại để tự nhủ mình mỗi khi gặp những chuyện ngang trái.

Một phần của tài liệu Chấn thương tâm lý thời hiện đại (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)