Làm giảm sự căng thẳng

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng sống (nghề công tác xã hội) (Trang 66 - 70)

1.1. Thế nào là căng thẳng( stress)

Cuộc sống không phải lúc nào cũng là một con đường bằng phẳng để chúng ta có thể dễ dàng đi qua mà không gặp một vật cản nào. Đôi khi trong cuộc sống sẽ xảy đến những biến cố, khó khăn vượt ngoài tầm kiểm soát mà chúng ta sẽ cần sức mạnh, niềm tin và sự điều chỉnh bản thân để vượt qua cú sốc tinh thần, và cả các kỹ năng cần thiết để thích nghi với những thay đổi cuộc sống sau đó. Lứa tuổi vị thành niên – giai đoạn cột mốc định hình phát triển tầm vóc và nhận thức – là khi các bạn trẻ còn đang đi tìm và phát triển các giá trị bản thân. Vì vậy, sẽ không phải là điều dễ dàng để bạn trẻ đối mặt với những biến cố hay sự thay đổi lớn như cha mẹ ly hôn, mất người thân, tai nạn ốm đau, có thai ngoài ý muốn hay chuyển nhà v.v…hoặc cũng có thể chỉ là căng thẳng, lo lắng trước một kỳ thi nào đó, khi chia tay bạn thân, người yêu, khi đổ vỡ kế hoạch…Những lúc như thế chúng ta có khả năng rơi vào trạng thái căng thẳng mà từ khoa học hay gọi là stress.

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.

1.2 Dấu hiệu stress

Những triệu chứng của stress rất đa dạng với mỗi cá nhân riêng biệt. Sau đây là một số triệu chứng cơ bản:

Những biểu hiện về mặt cảm xúc

- Cảm thấy khó chịu

- Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng - Cảm thấy buồn bã

- Cảm thấy chán nản, thờ ơ

- Cảm thấy đánh mất giá trị bản thân

Những biểu hiện về hành vi

- Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính

- Sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc thuốc lá

- Xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hoặc giấc ngủ của bạn - Bỏ qua những hành vi thông thường, mất tập trung

- Trở nên vô lý trong những quyết định của mình - Hay quên hoặc trở nên vụng về

- Luôn vội vàng và hấp tấp

- Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít Những triệu chứng về thể chất - Đau đầu

- Căng hoặc đau cơ bắp - Đau bụng

- Đồ mồ hôi

- Cảm thấy chóng mặt - Rối loạn tiêu hóa

- Khó thở hoặc đau ngực - Khô miệng

- Ngứa trên cơ thể

- Có vấn đề về tình dục.

Nếu bạn có một số những biệu hiện trên đây, có thể bạn đang trải qua stress cấp tính. Trong trường hợp stress kéo dài, bạn có thể gặp những vấn đề nghiêm trọng hơn về mặt sức khỏe như: đau tim, tăng huyết áp, trầm cảm, bị sốc, bị đau nửa đầu, lo âu, bị hen, suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày và rối loạn giấc ngủ.

1.3 Nguyên nhân stress

Thông thường có bốn nguồn gây stress

- Môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.

- Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫu, yêu cầu về thời gian và sự tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn trong gia đình, bạn bè…

- Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng… - Suy nghĩ của các bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai của tôi thật mù mịt; Nếu tôi không làm được thì mọi người sẽ cười chê tôi,…

Khi stress trở thành vấn đề

- Vì stress là một phần của cuộc sống, hàng ngày bạn luôn chịu một lượng stress nhất định. Nhưng stress chỉ trở nên là vấn đề khi nó ở mức độ cao trong một thời gian dài hoặc khi bạn gặp phải rất nhiều vấn đề căng thẳng trong một thời gian ngắn.

- Khi các triệu chứng của stress tăng lên, cơ thể của bạn phải làm việc vất vả hơn để đối phó với chúng. Năng lượng bị tiêu tốn để duy trì huyết áp bình thường, giảm

lo âu. Bên cạnh đó những hoàn cảnh thực tế lại yêu cầu bạn phải tập trung sức lực và tâm trí để ứng phó. Nếu tình huống đó kéo dài, cơ thể bạn sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức nhanh chóng. Chính vì vậy, bạn cần phải học cách thư giãn và ứng phó hợp lý để giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng.

1.4 Phản ứng với stress

- Hài ước: Cố gắng sử dụng khiếu hài ước trong những tình huống khó khăn. Cười về chính bản thân mình cũng rất có lợi

- Duy trì tập thể dục hay chơi thể thao thường xuyên: Tập thể dục giúp bạn khỏe mạnh hơn và những cảm xúc tiêu cực của bạn sẽ được giải tỏa phần nào qua những hoạt động cơ bắt.

- Nhận ra và chấp nhận giới hạn: “Trèo cao, ngã đau”. Hãy thiết lập những mục tiêu thực tế và tính đến cả những phương án rủi ro.

- Duy trì chế độ ăn uống và giấc ngủ điều độ: Điều này có vẻ khó vì trong khi căng thẳng, đôi lúc bạn thực sự không muốn ăn không muốn ngủ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, chính ăn và ngủ sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe và do đó tỉnh táo và mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết vấn đề của mình.

- Học để lập kế hoạch: Sự thiếu tổ chức có thể gây ra căng thẳng và gây mất thời gian. Liệt kê ra những việc cần làm và thực hiện những việc nhỏ và dễ làm trước. Cảm giác hoàn thành công việc (dù là nhỏ) sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ hơn.

- Học để chơi: Đôi khi bạn cần thoát ra những áp lực của cuộc sống và có sự vui đùa. Tìm kiếm những hoạt động hoặc giải trí mình say mê và hứng thú mà không cần quan tâm đến khả năng và trình độ của mình ở mức độ nào.

- Học thư giãn: Thư giãn là những bài tập sử dụng sức mạnh tập trung của tâm trí để thả lỏng các cơ bắp và đưa tâm trí vào trạng thái thư thái bình an. Hãy học các cách thư giãn từ các nhà tâm lý học, giáo viên thiền, Yoga…

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng sống (nghề công tác xã hội) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)