Các bước giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng sống (nghề công tác xã hội) (Trang 59 - 66)

1. Tìm hiểu về kỹ năng giải quyết vấn đề

2.1 Các bước giải quyết vấn đề

Bước 1 Nhận dạng/ xác định vấn đề Bước 2 Phân tích vấn đề Bước 3 Xây dựng các giải pháp khả thi Bước 4

Đánh giá các giải pháp khả thi (xem xét cái lợi và hại của giải pháp)

Bước 5

pháp nào)

Bước 6

Đánh giá kết quả (Kiểm tra xem có cần chỉnh lí hay sửa đổi gì không?)

Bước 1: Nhận dạng/ Xác định vấn đề. Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề là bạn cần biết vấn đề bạn muốn giải quyết là gì? Bạn cần viết ra điều gì bạn muốn đạt được. Thông thường chúng ta thường giữ những vấn đề hay ý tưởng trong đầu như là một việc mơ hồ và chưa có cách giải quyết phù hợp. Khi viết ra vấn đề buộc bạn phải suy nghĩ về những gì bạn thực sự cố gắng và muốn đạt được. Bước này cũng nhằm giúp bạn giải quyết vào vấn đề chính, không bị tập trung vào những vấn đề phụ hoặc không cần thiết.

Bước 2: Phân tích vấn đề. Ai sẽ bị ảnh hưởng bởi vấn đề? Ảnh hưởng ở mức độ nào? Nguyên nhân là gì? Vấn đề đã tồn tại bao lâu? Trước đây đã thực hiện biện pháp gì và kết quả đạt được ra sao? Mức độ nghiêm trọng của vấn đề như thế nào?

Bước 3: Xây dựng các giải pháp khả thi. Thu thập thông tin, liệt kê xem có những phương án, sự lựa chọn nào để giải quyết tình huống hay vấn đề đó. Bước này phải sử dụng kĩ năng phân tích, suy nghĩ sáng tạo và linh hoạt. Hãy liệt kê tất cả các phương án có thể có và nhớ là luôn đặt câu hỏi: “Còn giải pháp nào khác nữa không?”

Bước 4: Đánh giá các giải pháp. Phân tích những điểm tốt, điểm chưa tốt; thuận lợi, khó khăn và tính khả thi của từng cách lựa chọn. Trong bước này nhất thiết phải sử dụng kĩ năng phân tích, tư duy phê phán, xác định giá trị, tìm kiếm sự giúp đỡ.

Bước 5: Ra quyết định. Lựa chọn cách giải quyết tốt nhất với bản thân mình và hoàn cảnh hiện tại. Ở đây phải sử dụng kĩ năng so sánh, cân nhắc giá trị, tư duy sáng tạo... Ở đây có thể phải sử dụng kĩ năng từ chối, thương thuyết, ứng phó với đối tượng muốn rủ rê làm theo ý họ. Sau khi đã ra quyết định,

chúng ta sẽ phải thực hiện quyết định của mình. Kĩ năng kiên định với giá trị, quyết định mà mình đã lựa chọn đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Bước 6: Kiểm tra, đánh giá quyết định và việc thực hiện quyết định.

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không? Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên. Vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu tiên áp dụng một kĩ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kĩ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.

3. Đưa ra giải pháp sáng tạo

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nó giúp bạn nhìn nhận, phân tích, đánh giá để đưa ra một chọn lựa và xác định giải pháp nào là tốt nhất. Thế nhưng, để đạt được thành công trong cuộc sống, bạn cần có tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề nhanh gọn và hiệu quả nhất. Để giải quyết được vấn đề thấu đáo, trước tiên, bạn phải tìm hiểu xem, vấn đề ở đây là gì. Hãy mô tả vấn đề đó thật cụ thể để mọi người có thể hiểu và đóng góp các giải pháp sáng tạo cho bạn. Nhà tâm lý học nhận thức và tác giả cuốn “Tư duy thông minh” cho rằng: “Toàn bộ ý tưởng đằng sau việc giải quyết vấn đề sáng tạo là bạn giả định, bạn biết cái gì đó sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nhưng bạn không nghĩ về nó ngay bây giờ. Nói một cách khác, bộ nhớ của bạn không thể lấy các thông tin bạn cần.” Thay đổi cách mô tả vấn đề giúp bạn nhận ra, bạn đang ở trong một tình huống khác nhau, và cho phép bạn nhớ lại và thu thập thông tin từ bộ nhớ dễ dàng hơn. “Khi bạn cố gắng mô tả vấn đề ở những khía cạnh khác nhau, điều đó có nghĩa là bạn đang rà soát lại các thông tin liên quan tới vấn đề đó.”

Hãy tự hỏi mình hai câu hỏi:

1. Vấn đề thuộc loại nào?Hầu hết thời gian, chúng tôi gặp khó khăn khi mô tả vấn đề bởi vì chúng tôi tập trung phạm vi quá hẹp. Khi bạn suy nghĩ thật cụ thể

về vấn đề đó, bạn đang giới hạn bộ nhớ và bóp nghẹt sự sáng tạo. Thay vào đó, bạn hãy suy nghĩ trừu tượng hơn và tìm được đúng bản chất của vấn đề.

2. Những ai đã từng đối mặt với vấn đề kiểu này?

Khi bạn nghĩ về vấn đề của bạn trừu tượng, bạn nhận ra rằng những người khác đã giải quyết được cùng một loại vấn đề theo những cách hoàn toàn khác nhau. Một trong những giải pháp của họ có thể phù hợp với tình huống của bạn. “Khi bạn bắt đầu nhận ra rằng vấn đề bạn đang gặp phải đã được giải quyết tốt hơn nhờ người ở các khu vực khác, bạn có thể xem xét các giải pháp mà họ đã đưa ra để giúp bạn giải quyết vấn đề của riêng bạn,” Markman nói.

Bạn không phải áp dụng một trong những giải pháp của họ một cách chính xác, nhưng bạn hãy giải phóng bộ nhớ của bạn để lấy thêm thông tin, làm cho nó khó tiếp cận và lấy thông tin. Điều này buộc bạn phải động não suy nghĩ.

Bằng cách mô tả lại vấn đề, bạn có rất nhiều khả năng tìm thấy nguồn cảm hứng cho một sự đổi mới thực sự sáng tạo.Hãy áp dụng nó bắt đầu từ những vấn đề đơn giản đến phức tạp.

Đừng tự giới hạn phạm vi suy nghĩ của mình để có thể suy nghĩ trừu tượng hơn để phát hiện ra những giải pháp thú vị và hay hơn. Đồng thời, bạn hãy giải phóng bộ nhớ của bạn, thoát khỏi những thông tin đã quá cũ kỹ, không được cập nhật thường xuyên. Tham khảo cách thức giải quyết vấn đề của những người khác cũng là cách để học hỏi và phát huy tính sáng tạo của bạn hơn nữa!

Ví dụ dưới đây là bài tập chín điểm:

• • •

• • •

• • •

Hãy vẽ bốn đường thẳng liên tục đi qua tất cả chín điểm này mà không nhấc bút lên và không điểm nào bị lặp lại. Thông thường học sinh không giải đáp được bài toán này vì các em bị “đóng khung” trong hình vuông có sẵn và không dám vẽ vượt ra ngoài mặc dù đề bài không cấm.

1 • 4 • 7 •

2 • 5 • 8 •

3 • 6 • 9 • (Vẽ lại hình này)

Vẽ đường thẳng bắt đầu từ điểm số 7 đi qua điểm số 5 và 3. Từ điểm số 3, kéo bút đi qua điểm số 2 và vượt qua điểm số 1, dừng lại ở một điểm sao cho điểm đó cùng với điểm số 4 và 8 nằm trên một đường thẳng. Kéo xuống đi qua điểm 4 và 8. Vượt qua điểm số 8 và dừng lại ở một điểm sao cho điểm đó cùng với điểm số 6 và 9 nằm trên một đường thẳng. Từ điểm đó kéo sang trái đi qua điểm 6 và điểm 3.

Như vậy khi giải quyết một vấn đề nào đó ta nên nhớ:

Khi giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định chúng ta cũng cần vượt ra khỏi sự tự giới hạn bản thân để đưa ra những giải pháp sáng tạo hơn.

Mỗi khi chúng ta cảm thấy đang bế tắc, chúng ta hãy nghĩ đến bài tập này và cố gắng nhìn vấn đề bao quát hơn để đưa ra giải pháp sáng tạo hơn.

Một câu châm ngôn rất nổi tiếng nhắc ta về vấn đề này là:

“Đứng ở tương lai giải quyết vấn đề hiện tại”

4.Tìm hiểu về kỹ năng ra quyết định

Ra quyết định là một khâu đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết vấn đề. Thực tế ai cũng có những kinh nghiệm về những quyết định đúng hay sai lầm. Điều tốt nhất ta có thể làm là cố gắng tối đa để đi đến mục đích ta tự đặt ra cho mình. Ta không nên dành quá nhiều thời gian vào việc tự trách mình nếu có những quyết định sai lầm bởi ta không thể thay đổi được quá khứ và nếu dành quá nhiều thời gian để nghĩ về những việc đã xảy ra trong quá khứ ta sẽ không còn thời gian và năng lượng để giải quyết tốt những vấn đề hiện tại nữa.

Có thể nói gần như không có quyết định nào là hoàn hảo, không có mặt trái của nó. Khi đưa ra quyết định lựa chọn một giải pháp nào, điều đó đồng nghĩa với việc ta sẵn sàng đón nhận những lợi ích nó đem lại đồng thời cũng lường trước và sẵn sàng chấp nhận những mặt hạn chế của quyết định ấy.

Các bước thực hiện việc ra quyết định: Bước 1: Chuẩn bị một tờ giấy màu A4.

Bước 3:Viết tên vấn đề mình đang gặp phải vào giữa lòng bàn tay và ở mỗi ngón tay hãy viết một giải pháp cho vấn đề của mình. Nhớ là giải pháp cần ghi thật cụ thể Bước 4: Thực hiện Phân tích các giải pháp. Ở mỗi giải pháp, học sinh cần liệt kê tất cả những khó khăn, thuận lợi của giải pháp đó. Khó khăn viết bên phía tay trái, thuận lợi viết bên phía tay phải ngón tay.

Bước 5: Quyết định lựa chọn một giải pháp tối ưu, dựa trên những giải pháp đã đề ra và phân tích. Giải pháp được lựa chọn có thể là một trong số những giải pháp đã liệt kê hoặc tích hợp từ những giải pháp đó. Nhưng yêu cầu phải cụ thể, khả thi và phù hợp với mong muốn, mục tiêu của cá nhân.

Bước 6: Viết to tên giải pháp được lựa chọn lên đầu hoặc cuối tờ giấy. Bước 7: Chia sẻ vấn đề của mình.

4. SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC RA QUYẾT ĐỊNH Giải pháp 2 Vấn đề/tình huống cần xử lí Thuận lợi Khó khăn/hạn chế Khó khăn/hạn chế Thuận lợi Khó khăn/hạn chế Thuận lợi Giải pháp 1 Giải pháp 3 Lựa chọn giải pháp

BÀI 7: KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC Mã bài: MĐ 11 – B07

Mục tiêu: - Kiến thức:

+ Nêu được khái niệm, vai trò của cảm xúc và kỹ năng quản lý cảm xúc; + Trình bày các bước thực hiện kỹ năng quản lý cảm xúc.

- Kỹ năng:

+Thực hành các kỹ năng quản lý cảm xúc trong tình huống cụ thể.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính tích cực trong học tập, sống tích cực, suy nghĩ tích cực.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng sống (nghề công tác xã hội) (Trang 59 - 66)