“Bóng gió xa xôi” là mượn ngôn ngữ để không trực tiếp nói ra một sự vật, một người hay một quan điểm nào đó, mà chỉ nói ra những phương diện có liên quan tới vấn đề đó, để đối phương suy đoán ý nghĩa của lời nói, cuối cùng đạt được mục đích thuyết phục người khác. “Bóng gió xa xôi” cũng là một nghệ thuật, thường được sử dụng trong quá trình đàm phán.
“Từ có hạn mà nghĩa vô cùng”. Gián tiếp gợi ý hay giáo dục người khác cũng là một điểm đặc biệt của “bóng gió xa xôi”.
Từ góc độ tâm lí học xã hội mà nói, đó là một biện pháp sử dụng nhằm thể hiện sự tôn trọng, được vận dụng một cách hàm súc, gián tiếp để gây ảnh hưởng tới tâm lí và hành vi của người khác.
Giữa đêm khuya, một người Do Thái mang một khoản tiền lớn đang trên đường về nhà.
Khi đi qua một ngõ nhỏ không có đèn đường, từ góc đường đột nhiên có một người đàn ông bịt mặt lao ra, chĩa khẩu súng vào trán ông, hung hãn nói: “Nộp hết tiền ra đây!”
Người Do Thái đối mặt với khẩu súng lạnh lẽo, lập tức giả bộ run rẩy, nói: “Tôi có một chút tiền, nhưng toàn bộ là của ông chủ, anh giúp tôi một việc nhé, bắn hai viên đạn vào mũ tôi để tôi về còn biết đường ăn nói với ông chủ”.
Gã đàn ông bịt mặt không nói gì, gỡ lấy cái mũ của ông rồi bắn “pằng pằng” hai tiếng súng.
Người Do Thái lại nhờ hắn bắn thêm hai phát súng vào ống quần: “Như thế thì sẽ chân thật hơn, ông chủ không thể không tin”.
Gã đàn ông bịt mặt bực bội bắn mấy phát súng vào ống quần. Người Do Thái lại nói: “Xin hãy bắn thêm mấy lỗ nữa vào gấu áo”. Gã đàn ông bịt mặt chửi: “Đồ nhát gan…”
Hắn lại bóp cò, nhưng lúc này không thấy tiếng súng vang lên nữa. Người Do Thái thấy thế biết là súng đã hết đạn, gã đàn ông không còn khống chế ông được nữa, bèn xô ngã hắn rồi lập tức bỏ chạy. Người Do Thái này biết rằng: Đối diện với một tên cướp mang súng, phản kháng hay chạy trốn là vô ích, bởi vậy ông đã khéo léo vận dụng trí tuệ hài hước để bản thân thoát khỏi mối nguy hiểm này.
Người thông minh là người biết vận dụng kĩ năng bóng gió. Trong quá trình đàm phán của đôi bên, nếu một bên đàm phán là người khô khan, nguyên tắc, không biết tùy cơ ứng biến, có thể sẽ khiến một cuộc đàm phán thành công đi vào ngõ cụt.
Còn nếu là một nhà đàm phán vừa giữ nguyên tắc, vừa giỏi ứng biến thì sẽ khiến một cuộc đàm phán có nguy cơ đi vào ngõ cụt trở nên thành công, bởi vì họ hiểu và biết vận dụng khả năng “bóng gió”.
Giám đốc siêu thị nọ đang đàm phán về chất lượng sản phẩm với nhà cung ứng.
Nhà cung ứng không thừa nhận rằng sản phẩm của mình có vấn đề về chất lượng, không chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng, ngược lại còn “mặt dày” nói rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào.
Giám đốc của siêu thị không thẳng thừng phản bác vấn đề này mà mỉm cười nói với nhà cung ứng: “Ông anh, khi nào thì phát triển sản phẩm mới?”
“Sản phẩm mới, sản phẩm mới nào, đó chẳng phải là sản phẩm vừa bán cho các ông đấy sao?”
“Đâu có, ông nhớ nhầm rồi”, nói rồi viên giám đốc đưa tờ giấy kiểm nghiệm trong tay ra.
“Sản phẩm các ông bán không những có vấn đề về chất lượng, hơn nữa còn không có tính năng mà ông vừa nói, sao là sản phẩm mới được? Ông anh đừng đùa nữa.”
Giám đốc nói xong thì bật cười ha hả, nhà cung ứng khó lòng nói lại, chỉ đành cười trừ.
Nếu viên giám đốc chỉ dựa vào kết quả kiểm nghiệm trong tay để chỉ trích trực tiếp nhà cung ứng thì đương nhiên nhà cung ứng tuy
rằng đuối lí nhưng vẫn sẽ tìm kiếm đủ mọi lí do, nguyên nhân để khiến vấn đề vốn đơn giản trở nên khó giải quyết.
Viên giám đốc thông minh đã nói bóng nói gió, hài hước nhắc nhở nhà cung ứng, từ đó khiến họ chẳng còn lời nào để nói, đồng thời còn khiến họ thấy xấu hổ mà vẫn phải cảm kích trước sự thấu tình đạt lí của viên giám đốc.
Cuối cùng, sự hài hước của viên giám đốc đã khiến nhà cung ứng tích cực phối hợp với siêu thị để thuận lợi giải quyết vấn đề.
Còn một ví dụ nữa: Năm 1986, một xưởng thủy tinh ở Quảng Đông gặp vấn đề về thiết bị nhập khẩu mới nên đã tiến hành cuộc đàm phán với công ty thủy tinh của Mĩ. Trong quá trình đàm phán, trong vấn đề nhập khẩu toàn bộ hay nhập khẩu một phần, đôi bên đã tranh luận suốt một thời gian dài mà chưa tìm ra kết quả.
Công ty bên Mĩ kiên quyết với phương án nhập khẩu toàn bộ, còn xưởng thủy tinh Quảng Đông lại kiên quyết nhập khẩu một phần dây chuyền sản xuất để giữ vững nguyên tắc vừa nhập khẩu thiết bị mới, vừa tiết kiệm ngoại hối cho quốc gia.
Để giải tỏa không khí căng thẳng, đại diện của công ty này mỉm cười nói: “Cả kĩ thuật, thiết bị lẫn kĩ sư của công ty các ngài đều đứng số một trên thế giới. Các ngài dùng thiết bị tốt nhất của mình để giúp chúng tôi trở thành số một trong nước, điều này không những có lợi cho chúng tôi, mà còn có lợi cho các ngài! Nhưng ngoại hối của chúng tôi chỉ có hạn, các thiết bị trong nước đã có thì không cần phải nhập khẩu nữa. Hiện nay các quốc gia khác cũng chuẩn bị đầu tư cho các công xưởng ở miền Bắc nước tôi, nếu các ngài không nhanh chóng hợp tác với chúng tôi thì chắc chắn các ngài sẽ mất một thị trường lớn ở Trung Quốc, người khác sẽ cười công ty các ngài là vô dụng”.
Chỉ mấy câu nói ấy đã tạo ra một hiệu ứng rất kì diệu, khiến nút thắt bị gỡ bỏ, sau đó đôi bên nhanh chóng đi đến thỏa thuận.
Đó là cục diện thường xuyên xuất hiện trong các cuộc đàm phán. Đối thủ ngay từ đầu đã chiếm thế thượng phong, hoàn toàn không chấp nhận mọi yêu cầu của bạn, chỉ dùng những câu đại loại như “Các anh mau trả lời cho chúng tôi” để ép bạn phải lập tức trả lời một câu hỏi không dễ trả lời. Mà vào lúc này, nếu bạn không trả lời hoặc ậm ừ cho qua thì họ sẽ chỉ trích bạn không có thành ý.
Đối mặt với tình huống này, chúng ta nên làm thế nào? Tốt nhất là kịp thời đưa ra câu trả lời, nhưng không nên dễ dàng chấp nhận nội dung mà đối phương đưa ra, nếu không bạn sẽ rơi vào bẫy của họ! Lúc này, bạn có thể tránh đi thẳng vào vấn đề của đối phương. Khi trả lời, tuy rằng nên cố gắng thay đổi tiêu điểm, nhưng không được nói năng tùy tiện. Nếu không đối phương sẽ cho rằng bạn coi
thường họ, và sẽ nổi giận với bạn.
Lúc này, bạn có thể nói trước rằng: “Tôi không biết câu trả lời này có thể trả lời trực tiếp câu hỏi của ngài không”.
Sau đó, bạn có thể nói ra những vấn đề không quan trọng lắm xung quanh phạm vi câu hỏi của đối phương, tránh xung đột trực diện, để nắm lại quyền chủ động trong đàm phán.
Ngoài ra, vào lúc này, bạn còn phải tỏ ra vô cùng thành khẩn, khiến đối phương sẵn lòng đi theo ý mà bạn nói, từ đó giúp cuộc đàm phán có khả năng tiếp tục.
Khi đối phương tỏ ra không thể chấp nhận được vấn đề đó, bạn phải cố gắng chuyển sự chú ý của đối phương từ vấn đề nhạy cảm sang vấn đề của mình, hơn nữa tốt nhất là một vấn đề cũng quan trọng tương tự trong nhận thức của đối phương.
Bạn có thể nói với đối phương là: “Vấn đề mà anh nói đúng là rất quan trọng, nhưng còn một vấn đề nữa thực ra cũng quan trọng không kém, tôi nghĩ anh cũng nghĩ vậy”.
Sau đó, bạn sẽ nói rõ vấn đề mà mình cần nói cho họ biết, hơn nữa phải cố gắng để đối phương cho rằng vấn đề này cũng có tầm quan
trọng tương đương, thậm chí là cao hơn.
Ngoài ra, bạn cần phải ghi nhớ: Đối với những vấn đề không dễ trả lời, có thể dùng phương pháp nói tránh để biểu đạt, để đối phương chấp nhận yêu cầu của bạn qua ngôn ngữ gián tiếp.
Bởi vì để hiểu được ảnh hưởng của quan hệ gián tiếp đối với vấn đề thì đối phương không thể không lắng nghe lời bạn nói.
Mục đích của việc nói bóng nói gió là để có thể thuận lợi đi vào chủ đề chính. Đặc biệt là do sự khác biệt về ý kiến hay điều kiện của đôi bên quá lớn, hơn nữa lại không muốn thỏa hiệp hay nhượng bộ,