Không đi con đường bình thường

Một phần của tài liệu Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ (Trang 125 - 126)

Chủ đề chính là linh hồn của bài diễn thuyết. Một chủ đề chính xác, mới mẻ, tập trung và sâu sắc có tác dụng rất lớn nhằm tạo nên sự thành công cho buổi diễn thuyết. Khi chọn chủ đề diễn thuyết, nhất định phải tôn trọng người nghe để đưa ra những nội dung hay nhất.

Chủ đề diễn thuyết, đầu tiên phải chọn lựa những quan điểm tư tưởng quan trọng có liên quan tới lợi ích của người nghe.

Đồng thời, người diễn thuyết phải có thế giới quan chính xác. Có như vậy thì người nói mới nêu bật được quan điểm và lập trường của mình, phải quan sát và phân tích vấn đề để nắm được bản chất của sự vật, đưa sự vật phát triển theo quy luật khách quan mới có thể xác định được chính xác chủ đề diễn thuyết.

Ngoài ra, khi lựa chọn chủ đề, diễn đạt phải rõ ràng. Chủ đề phải mới mẻ để thỏa mãn nhu cầu của người nghe, thể hiện sự tự tin và từng trải của người diễn thuyết.

Đương nhiên, chủ đề diễn thuyết nhất định phải tập trung, mọi diễn giải đều phải xoay quanh chủ đề chính, cách nói rõ ràng, súc tích để gây ấn tượng sâu sắc với người nghe.

Nếu làm được những điều này, một chủ đề hay chắc chắn sẽ xuất hiện.

Đương nhiên, trình độ của người nghe ngày càng được nâng cao, yêu cầu chọn đề tài của người diễn thuyết cũng đòi hỏi ngày một cao. Sự mới mẻ đã trở thành mục đích theo đuổi hàng đầu, ai cũng hi vọng những lời mình nói ra là mới. Trong quá trình cân nhắc trước khi phát ngôn, hãy lấy sự mới mẻ làm mục tiêu hướng đến.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu ba cách làm mới chủ đề.

(1) Đuổi mây đi để thấy mặt trời

Những chất liệu để nói hầu hết đều là những sự vật đã quen thuộc với mọi người, để làm mới chủ đề, chúng ta cần thay đổi quy luật vốn có của sự vật. Giống như mây trên trời, mọi người cho rằng việc mây che mặt trời là chuyện thường. Nhưng nếu xua mây đi để mặt trời lộ diện, điều này phá vỡ suy nghĩ truyền thống và chắc chắn người nghe sẽ vui vẻ tiếp nhận.

(2) Chuyển góc nhìn

Nghệ thuật nhiếp ảnh không chỉ chụp ở góc chính diện, mà còn chụp ở mọi góc độ, từ phía bên cạnh đến phía sau. Chỉ có như vậy mới có thể có được những bức ảnh đẹp. Từ cùng một việc nhưng phát

hiện ra nhiều đề tài khác nhau cũng cần đến nghệ thuật này, đó chính là sự thay đổi góc nhìn. Nội dung kết cấu của bất cứ sự vật nào cũng đều tương đối phức tạp, vẻ bề ngoài cũng rất đa dạng. Do đó, trong quá trình cân nhắc, có thể lựa chọn đề tài từ nhiều góc độ để tránh sự lặp lại nhàm chán.

(3) Phương pháp kết hợp tri thức

Phương pháp này chính là kết hợp những kiến thức quen thuộc độc lập để biến chúng thành nội dung mới và đưa ra những quan điểm mới. Khi diễn thuyết, hãy khéo léo lồng ghép những quan điểm mới một cách trình tự khoa học để mang tới cho đề tài những nội dung mới mẻ, thu hút.

Điều cần phải chú ý là, chỉ có thể sáng tạo khi đã lựa chọn được nội dung phù hợp, nội dung đóng vai trò rất quan trọng trong sáng tạo. Chính vì thế mà người nói cũng cần phải suy nghĩ thận trọng, toàn diện trước khi chính thức phát ngôn.

Một phần của tài liệu Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ (Trang 125 - 126)