Nguyên tắc khi làm quen kết bạn

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trang 47 - 50)

- Làm bẩn nhà người khác khi ta đến thăm, ví dụ như mang dép vào nhà trong khi nhà h ọ lót gạch, mang theo áo mưa hay ô

PHẦN 4 KỸ NĂNG LÀM QUEN – THIẾT LẬP MỐ

4.1. Nguyên tắc khi làm quen kết bạn

Th 1: Bn phải mang đến mt giá tr gì đó "hay ho" với

người khác

Chúng ta chỉ làm quen với ai đó vì họ có thể thoả mãn một nhu cầu hoặc hứng thú nào đó của chúng ta. Ngược lại, người khác cũng chỉ vui vẻ làm quen khi chúng ta có thể thoả mãn một nhu cầu hoặc hứng thú nào đó của họ.

Chẳng hạn như:

- Khi họ muốn mở rộng mối quan hệ để phục vụ công việc, trong khi bạn có một kỹ năng chuyên môn nào đó/ một mối quan hệ nào đó có thể giúp ích cho họ trong công việc.

- Khi họ thích học hỏi (thích lắng nghe những điều hay, nghe kể những câu chuyện ý nghĩa, được học một điều gì đó...), khi đấy bạn có thể dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp họ biết thêm nhiều điều mới về công ty, về cuộc sống, về lớp học. - Khi họ đang cô đơn (không có ai chơi chung, không có ai trò chuyện, nhân viên mới, sếp mới đến nhận nhiệm sở...), bạn có thể kết bạn và giúp họ cảm thấy bớt lạc lõng.

- Khi họ đang buồn chán (đang ngồi đợi xe, muốn tám chuyện giải trí...), bạn có thể kết bạn và giúp họ vui vẻhơn.

- Khi họ có nhu cầu tâm sự (có tâm sự buồn và tìm người đồng cảm, có thành tựu và tìm người chia vui, có vấn đề và tìm người để hỏi ý kiến...), bạn có thể kết bạn và giúp họ những lời khuyên, hoặc đơn thuần chỉ là lắng nghe họ nói.

- Khi họ có nhu cầu có đồng minh, có nhóm để thuộc về, khi đấy bạn có thể làm quen kết bạn để tạo nhóm hoạt động chung. - Ngoài ra, người ta còn có nhiều nhu cầu khác và tìm kiếm bạn để kết thân làm quen như: nhu cầu yêu thương, nhu cầu vật chất, nhu cầu thể hiện bản thân, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu nổi tiếng, nhu cầu an toàn, nhu cầu được bảo vệ che chở... Tóm lại, bạn sẽmang đến cho người khác một điều gì đó ích lợi (về tinh thần, hoặc về vật chất), khi đấy, họ sẽ sẵn sàng trở thành bạn của bạn. Ngược lại, người đấy cũng phải mang đến cho bạn một điều gì đấy, mối quan hệ phải "có qua có lại mới toại lòng nhau".

Th 2: Người khác không cm thy b làm phin

Khi làm quen, cần quan sát họ đang làm gì để không khiến họ bị phiền.

Chẳng hạn như:

- Họ đang tập trung suy nghĩ - Họ đang bận rộn tiếp khách

- Họ đang thưởng thức phong cảnh, đang đeo tai nghe nghe nhạc

- Họ đang ăn (một sốtrường hợp trong tiệc buffet, tiệc bàn tròn vẫn có thểlàm quen được, tuy nhiên nên chờ họ nhai xong) - Họ đang làm việc, đang đọc sách chăm chú

- Họ đang nói chuyện điện thoại, đang chat với người khác - Họ đang thiêm thiếp ngủ (trên xe buýt chẳng hạn), đang mệt mỏi, đang muốn nghỉ ngơi

- Họ đang bật tín hiệu rằng mình không muốn bị ai làm phiền (ví dụnhư: họ đang khoanh tay, cố ý chọn góc ngồi vắng và kín đáo, khuôn mặt lạnh lùng...)

Các trường hợp trên cần tránh làm phiền họ.

Ngoài ra, khi tiến đến làm quen, bạn hãy quan sát phản ứng của họ xem họ "bật đèn xanh" hay "bật đèn đỏ" để tiếp tục hoặc dừng cuộc làm quen lại nhé. Ví dụ, các tín hiệu "đèn đỏ" gồm: - Sau khi bạn bắt chuyện, đối phương trả lời lịch sự rồi quay trở lại làm công việc của mình

- Đối phương khoanh tay trước ngực và ngã ngửa ra ghế hoặc nhìn tránh né đi chỗkhác, xoay người hướng về hướng khác

- Cười gượng, trả lời nhát gừng, có vẻ không muốn nói - Đứng lên bỏđi hoặc giả vờ bận việc gì đó

Các trường hợp trên, bạn cần dừng cuộc làm quen lại để tránh làm phiền họ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)