Cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu trong nước hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu với nguyên tắc cơ bản là: "Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước". Theo quy định tại Nghị định này, Bộ Công
phối hợp. Thương nhân kinh doanh xăng dầu đầu mối được quy định giá bán trong biên độ nhất định, theo quy trình và nguyên tắc không được cao hơn giá cơ sở. Khi giá cơ sở tăng cao hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua các công cụ tài chính và Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm góp phần ổn định giá hoặc không để giá tăng quá cao, gây tác động bất lợi đến phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Trong thời gian qua, kể từ khi Nghị đinh số 83/2014/NĐ-CP có hiệu lực (01/11/2014), việc điều hành giá xăng dầu trong nước đã được thực hiện nhất quán theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước; giá xăng dầu trong nước cơ bản bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đảm bảo chia sẻ hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, quán triệt nguyên tắc thực hiện công khai minh bạch trong điều hành giá xăng dầu, trong các lần điều hành giá xăng dầu trong nước, Bộ Công Thương đều có thông cáo báo chí, trong đó đã công khai diễn biến giá xăng dầu thế giới, giá cơ sở và nguyên tắc, sự cần thiết của việc điều hành giá xăng dầu trong nước.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Quỹ BOG xăng dầu đã được sử dụng theo đúng quy định, đã góp phần bình ổn giá bán xăng dầu trong nước hoặc không để giá tăng quá cao, gây tác động bất lợi đến phát triển kinh tế xã hội; đồng thời giảm tần suất tăng giá bán xăng dầu trong nước. Bộ Tài chính cũng thực hiện định kỳ công tác kiểm tra việc trích lập, sử dụng Quỹ BOG xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Tình hình trích lập, sử dụng Quỹ BOG của từng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối từ năm 2013 cho đến nay được công khai thường xuyên để người dân biết, giám sát.
Về các loại thuế phí đối với xăng dầu, hiện đang được quy định tại các văn bản Quy phạm pháp luật hiện hành, phù hợp với các cam kết quốc tế. Cụ thể:
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 20% (đối với xăng), 7% (đối với dầu);
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt năm 2018: ASEAN (ATIGA) là 20% (đối với xăng), 0% (đối với dầu); Việt Nam – Hàn Quốc là 20% (đối với xăng), 8% (đối với dầu); ASEAN – Trung Quốc là 20% (đối với xăng), 8% (đối với dầu)
- Thuế Bảo vệ môi trường (xăng khoáng: 3.000 đồng/lít; xăng E5 2.850đồng/lít; dầu điêzen: 1.500 đồng/lít; dầu hỏa: 300 đồng/lít; dầu madut: 900 đồng/kg);
- Thuế Giá trị gia tăng (10% đối với các chủng loại xăng dầu).