Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri ngành thủy lợi phản

Một phần của tài liệu Bộ Tài chính (Trang 76 - 78)

ánh, khi Luật Giá và Lệ phí có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017 thì các sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 280/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 quy định giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Tuy nhiên, đây là quy định không hợp lý, bởi nó chưa tính đúng, tính đủ chi phí phục vụ cho 1 ha tưới, tiêu quy đổi ra lúa (mức giá tối đa trong Thông tư số 280 chỉ tương đương với mức cấp bù miễn thủy lợi phí được quy định tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012). Mặt khác, quy định này cũng không tính đến những thay đổi về chế độ tiền lương, giá điện, nguyên – nhiên vật liệu tăng phải điều chỉnh thường xuyên nên dù có áp mức giá tối đa của Thông tư 280 cũng không đủ để bảo đảm đủ kinh phí cho các doanh nghiệp thủy lợi hoạt động. Cử tri đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế tài chính cấp phát hỗ trợ giá dịch vụ thủy lợi như quy định hiện hành tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP trong thời gian chuyển tiếp đến khi Luật Thủy lợi có hiệu lực (ngày 01/7/2018).

Hiện nay thủy lợi phí đã chuyển sang giá dịch vụ thủy lợi. Tuy nhiên các Bộ, ngành liên quan chưa có hướng dẫn về chính sách đối với các đối tượng trước đây được miễn thủy lợi phí, khi chưa chuyển sang giá dịch vụ thủy lợi sẽ

được thực hiện như thế nào gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung này và làm rõ các đối tượng này có tiếp tục được miễn và khoản này do ngân sách cấp bù, trợ giá hay các công ty dịch vụ thủy lợi sẽ thu của nhân dân.

Trả lời: Tại công văn số 17533/BTC-TCDN ngày 25/12/20187

Luật Giá được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII ngày 20/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Khi đó chưa có quy định danh mục các sản phẩm dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá trong đó có giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

Luật Phí và Lệ phí đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 quy định tại (Phụ lục số 02): Từ ngày 01/01/2017 thủy lợi phí chuyển sang giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do nhà nước định giá, nhà nước sẽ thực hiện cơ chế hỗ trợ tiền sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thay cho cơ chế cấp bù thủy lợi phí từ ngân sách nhà nước.

Luật Thủy lợi đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/6/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

Để xử lý khoảng trống pháp lý giữa Luật Phí và Lệ Phí, Luật Giá và Luật Thủy lợi, ngày 10/11/2017 Chính phủ đã có Nghị quyết số 119/NQ-CP thông qua hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định về hỗ trợ kinh phí sản sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi để tiếp tục thực hiện cơ chế miễn thủy lợi phí (dịch vụ thủy lợi theo tinh thần Nghị định số 67/2012/NĐ-CP áp dụng từ 01/01/2017 đến 31/12/2018). Sau khi Nghị quyết được ban hành Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định.

Bộ Tài chính được Chính phủ giao soạn thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thủy lợi quy định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Luật Thủy lợi, dự kiến ban hành trong tháng 4 năm 2018. Nội dung dự thảo sẽ bao gồm các quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định giá dịch vụ thủy lợi, đối tượng, phương thức hỗ trợ đối với hoạt động cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, các khoản trợ cấp, trợ giá và hỗ trợ tài chính khi chuyển từ thủy lợi phí sang giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

Một phần của tài liệu Bộ Tài chính (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w