Trần Du Lịch TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu BienBan0406s (Trang 26 - 28)

Kính thưa Đoàn Chủ tịch, Kính thưa Quốc hội,

Trước hết, tôi bày tỏ chia sẻ phần lớn chương trình xây dựng luật và pháp luật năm 2010. Tôi tham gia một số ý liên quan đến gợi ý của đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội. Trong đó có nguyên nhân chúng ta chưa đạt yêu cầu về vấn đề làm luật và thay đổi rất nhiều mà nhiều đại biểu đã phát biểu. Tôi chỉ nêu một vấn đề.

Thứ nhất, tôi đề nghị một định hướng lớn mà chúng ta phải kiên trì tính ưu tiên và tính đồng bộ trong vấn đề ban hành luật và sửa luật. Dường như đây là nguyên nhân mà chúng ta không thể có được ở một số chương trình.

Thưa Quốc hội, nếu xét về cả nhân tài vật lực mà đầu tư làm luật đó là một nguồn lực hữu hạn, do đó chúng ta phải dựa theo phí tổn tức là trong điều kiện như vậy thì Quốc hội làm luật nào, hoàn thiện cái gì mà nó mang lại tác động lớn nhất chúng ta đặt ưu tiên hàng đầu vào chương trình. Và chúng ta tránh được tư tưởng mà dường như là nguyên nhân dễ làm trước, khó làm sau, cái này thì áp dụng luật là không được. Nếu khó nhưng thực sự cần và không thể không có, cần tập trung tất cả nguồn lực để làm chứ không phải tùy thuộc Ban soạn thảo, cơ quan giao ý kiến khó quá thì để lại, thì chính chỗ này làm chúng ta phá vỡ những quan

điểm ban đầu mà chúng ta rất đúng. Tôi đề nghị phải kiên trì vấn đề này và chính chỗ này phải đặt vấn đề ưu tiên và xếp ưu tiên này đó là vấn đề thứ nhất tôi có ý kiến.

Thứ hai, một số đại biểu nêu vấn đề là một luật ban hành hay nhiều luật như hiện nay, như kỳ họp này. Quan điểm của tôi cho rằng là ban hành một luật, sửa một số luật rất cần thiết trong một số trường hợp, nhưng nếu chúng ta mở ra đại trà sẽ đi đến tình trạng sẽ xung đột pháp luật do thiếu tính hệ thống và do chúng ta sửa một số điều, thế thì trong trường hợp nào thì cần và có lúc đề nghị. Ví dụ trong lĩnh vực kinh tế, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X là xác định rõ ưu tiên hoàn thiện năm loại thị trường: Thị trường hàng hóa, thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường khoa học công nghệ v.v... Vậy khi hoàn thiện thì từ chính sách và đường lối muốn đi vào cuộc sống phải thông qua luật, như vậy nếu không hoàn thiện luật thì chính sách trở thành trên giấy. Tôi đề nghị những nhóm này, tôi ví dụ: thị trường bất động sản hiện nay nó liên quan bao nhiêu luật, có thể một luật sửa nhiều luật ở dạng này, nếu sửa không nhiều. Trong trường hợp luật sửa nhiều hay ban hành mới thì chúng ta đưa vào và tôi cho là nếu không rà chỗ này thì không khéo chúng ta sửa một lúc, nhưng lại xung đột cả và nó sẽ mâu thuẫn hệ thống. Lần này tôi đề nghị nếu phân công từng luật làm riêng rẽ, không rà lại tính hệ thống từng nhóm vấn đề, tôi cho là chúng ta càng làm nhiều thì phát sinh rất nhiều vấn đề xung đột trong cuộc sống, tôi xin đề nghị như vậy. Cũng nên hạn chế trường hợp không cần thiết hoặc không phải tính hệ thống thì chúng ta lại cứ làm một luật sửa nhiều luật và đây là điều tôi đề nghị phải xem xét lại.

Vấn đề thứ ba liên quan trong Chương trình tôi đề nghị luôn. Tôi ví dụ trong kỳ họp thứ 7 ta thông qua Luật ngân hàng, Luật tổ chức tín dụng, nhóm liên quan thị trường tài chính gồm thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm thì một loạt luật khác liên quan luật về chứng khoán sửa đổi, Luật kinh doanh bảo hiểm hay Luật bảo hiểm tiền gửi thì ta lại để ra. Tôi đề nghị kỳ họp này tập trung một nhóm, nhóm liên quan thị trường tài chính là sửa trọn gói. Như vậy chúng ta hoàn thiện từng cái một, đảm bảo an tâm rằng nó mang tính hệ thống còn cái "Rất" như thế này tôi cho chúng ta sẽ rất khó làm và cứ chen vào, rất khó làm. Tôi mong rằng trong một kỳ họp nên tập trung giải quyết từng nhóm mang tính hệ thống trong đó có sửa và bổ sung mới, tôi ví dụ cụ thể như vậy. Tôi cũng tán đồng ý kiến của nhiều đại biểu đề nghị: chúng ta ưu tiên đưa vào Luật đất đai năm 2010 phải dứt khoát sửa những gì cần sửa về Luật đất đai, không để chương trình dự bị và trong đó kể cả Luật ngân sách tôi cũng đề nghị đưa vào.

Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội và nhiều đại biểu có nêu là đến 7 luật liên quan tổ chức Nhà nước mà để Chương trình dự bị năm 2010. Tôi rất chia sẻ, thực sự rất cần sửa 7 luật này, nhưng 7 luật này không thể sửa nếu không sửa một số điều của Hiến pháp liên quan đến tổ chức Nhà nước. Do đó tôi không biết kiến nghị thế nào, nếu như không sửa một số điều của Hiến pháp thì chắc chắn 7 luật này cũng không có gì để đem ra sửa. Thành ra chỗ này tôi để ngỏ ý kiến để Đoàn Chủ tịch và Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan khác xem xét. Tôi chia sẻ

với nhiều ý kiến cho rằng nếu cần thiết phải sửa, nhưng nó liên quan đến vấn đề Hiến pháp.

Vấn đề thứ cuối cùng trong chương trình này, tôi tán thành một số ý kiến của đại biểu Nguyễn Đăng Trừng, chúng ta không nên làm luật cho cân đối các ngành, lần nào cũng có luật, không nên như vậy, ta tập trung vào vấn đề nào thôi, không nhất thiết là kỳ họp này, năm này, ngành này có mấy luật, ngành kia mấy luật, chúng ta không nên làm như vậy và chúng ta ưu tiên, vẫn trên cơ sở ưu tiên. Tôi xin kiến nghị một số điểm như vậy, xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.

Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội

Thưa Quốc hội,

Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội về đánh giá tình hình năm 2009 cũng có nhiều ý kiến trùng nhau, nhưng cũng nhiều ý kiến đề xuất về các dự án cụ thể trong chương trình chính thức về chương trình chuẩn bị. Đây là những ý kiến rất cần thiết, bởi vì nó giúp cho Thường vụ sau này tiếp thu giải trình và trình ra Quốc hội để quyết định Chương trình năm 2010 để vừa bảo đảm tính khả thi và đáp ứng được yêu cầu quản lý của đất nước chúng ta. Cho nên đề nghị đại biểu Quốc hội đi theo hướng phân tích kỹ dự án luật nào cần giữ lại, cái nào có thể để lại sau hoặc rút ra khỏi chương trình như theo hướng phát biểu vừa rồi của một số đại biểu. Tôi đề nghị một số đại biểu trong các cơ quan của Chính phủ như Bộ trưởng Bộ tư pháp, Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đồng chí cũng có thể phát biểu để giải trình rõ hơn lý do tại sao chúng ta phải lùi lại một số dự án luật trong chương trình này mà không đưa ngay vào năm 2010. Xin mời đại biểu Nguyễn Đăng Vang đoàn Bình Định phát biểu, đại biểu Hoàng Thị Bình đoàn Cao Bằng chuẩn bị.

Một phần của tài liệu BienBan0406s (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w