Phương Thị Thanh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu BienBan0406s (Trang 35 - 37)

Kính thưa Quốc hội,

Trước hết tôi cơ bản đồng tình với đánh giá bước đầu về chương trình thực hiện xây dựng pháp luật năm 2009 và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010. Theo Tờ trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Cũng đồng tình với ý kiến đã phát biểu trước tôi về những hạn chế trong quá trình thực hiện xây dựng chương trình pháp luật trong thời gian vừa qua. Tôi xin được phát biểu một số nội dung như sau.

Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010. Tôi xin đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần phải rà soát lại các dự án luật, pháp lệnh đã được đưa vào chương tình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XII bao gồm cả chương trình chính thức và chương trình chuẩn bị, trên cơ sở tính cấp thiết và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật để xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sát thực tiễn và có tính khả thi hơn. Đề nghị Quốc hội xem xét, điều

chỉnh một số dự án luật đưa vào chương trình chính thức năm 2010 để Quốc hội cho ý kiến và thông qua sớm hơn. Cụ thể đối với dự án Luật đất đai sửa đổi, Luật ngân sách sửa đổi, lý do đã được các đại biểu Quốc hội đã phát biểu trước tôi, tôi không phân tích tại đây.

Để chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thực hiện theo đúng tiến độ và chất lượng xây dựng luật ngày càng cao hơn, hạn chế những tồn tại trong thời gian vừa qua, tôi xin được đề nghị một số nội dung:

Thứ nhất, các dự án luật đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm của Quốc hội thì Chính phủ phải xây dựng được dự án luật trình Quốc hội đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Nội dung này phải cam kết thực hiện được.

Thứ hai, đối với các dự án luật có tính chất phức tạp, phạm vi áp dụng rộng và có tính nhạy cảm, thì khi xây dựng luật cần phải lấy ý kiến tham gia của đối tượng chịu sự tác động. Nội dung này trong thời gian vừa qua chúng ta thực hiện được rất ít. Vì các dự án luật gửi cho các đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội rất chậm, không có thời gian để tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của dự án luật.

Thứ ba, đối với cơ quan soạn thảo cần phải tổng kết, đánh giá từ địa phương để có căn cứ xây dựng luật và đánh giá tác động khi dự án luật được ban hành. Nội dung này trong thời gian vừa qua một số dự án luật cơ quan soạn thảo trình trước Quốc hội thì cũng có báo cáo tổng kết đánh giá, nhưng chủ yếu đánh giá ở Trung ương chưa đánh giá thực tiễn từ địa phương.

Nội dung thứ tư, đối với cơ quan được phân công thẩm tra dự án luật thì cần thể hiện rõ chính kiến, đồng tình hay không đồng tình đối với những nội dung dự án luật được thẩm tra, để đại biểu Quốc hội có thêm căn cứ để xem xét cho ý kiến.

Thứ năm, đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội hạn chế tình trạng các dự án luật được triển khai lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng Dân tộc các Uỷ ban của Quốc hội hoặc đã được đưa vào chương trình nội dung của kỳ họp, sau đó lại xin rút ra khỏi chương trình, có như vậy là để tránh lãng phí về thời gian và tiền bạc. Đồng thời cũng tránh đảo lộn chương trình nội dung kì họp đã được thông qua.

Thứ sáu, đối với các dự án luật cho ý kiến tại kì họp và với nội dung còn có những ý kiến khác nhau, đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội cần phải lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kì họp về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để Cơ quan soạn thảo tiếp thu chỉnh sửa.

Thứ bảy, đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện các luật được ban hành, cần được ban hành kịp thời và đồng bộ. Nội dung hướng dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu để các địa phương thực hiện tránh tình trạng trong thời gian vừa qua một số nội dung ở Nghị định hoặc là Thông tư hướng dẫn của các Bộ, liên Bộ thì nội dung hướng dẫn là không rõ ràng. Do vậy mỗi địa phương hiểu và thực hiện không được đồng nhất. Tôi xin hết ý kiến.

Một phần của tài liệu BienBan0406s (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w