Điểu Điều Bình Phước

Một phần của tài liệu BienBan0406s (Trang 44 - 46)

Kính thưa Quốc hội!

Tôi xin được tham gia phát biểu một số ý kiến thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2010.

Trước hết, về cơ bản tôi cũng tán thành với Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi xin phát biểu 2 vấn đề.

Một là, đánh giá chung về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2009.

Hai là, về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2010.

Thứ nhất, về phần đánh giá, tôi nghĩ trong Nghị quyết 27 của Quốc hội trong Điều 3 đã nêu:

Một là, giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009.

Hai là, Chính phủ xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham gia soạn thảo, dành thời gian thích đáng để thảo luận, cho ý kiến về các dự án trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ba là, các cơ quan trình cơ quan soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, có kế hoạch tổ chức thực hiện để đảm bảo các dự án được trình đúng tiến độ, có chất lượng.

Tôi nghĩ vấn đề trong Nghị quyết đã nói nên tôi đề nghị trước hết Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, kể cả Chính phủ phải có báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.

Một vấn đề nữa tôi xin nêu thêm trong phần đánh giá, ngoài những ý kiến của các đại biểu đã nêu, tôi nghĩ chúng ta cần khắc phục một số điều, vì hết sức tốn kém.

Thứ nhất là chúng ta vừa ban hành, vừa sửa đổi một số dự án luật, thậm chí chưa được thực thi, thì chúng ta lại tiếp tục sửa đổi. Tôi nghĩ việc này vừa ảnh

hưởng đến vấn đề thực thi pháp luật, ảnh hưởng vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, đây là vấn đề lớn và tốn kém tiền chúng ta xây dựng. Trong khi đó giữa Quốc hội Khóa X và Khóa XI chúng ta biết kinh phí để chi trả vấn đề này không giống như bây giờ. Bây giờ một dự án luật mới ban hành, cho ý kiến chúng ta biết là bao nhiêu tiền và khi thông qua là bao nhiêu tiền. Tôi nghĩ việc này rất lớn chứ không phải là nhỏ, tôi nghĩ Quốc hội phải có trách nhiệm và phải khắc phục việc này. Đây là một vấn đề tôi nghĩ không phải là nhỏ và hiện nay chúng ta làm luật tôi nghĩ chúng ta cần quan tâm vấn đề số lượng và chất lượng.

Tôi nhớ trong gần cuối nhiệm kỳ Quốc hội Khóa X, nguyên Chủ tịch Nguyễn Văn An cũng đã nêu, hiện nay nếu mà chúng ta mà làm luật theo nhiệm kì Quốc hội khóa X thì phải 50 năm nữa thì pháp luật Việt Nam mới đảm bảo được, đáp ứng được những vấn đề chung. Và nếu chúng ta làm theo nhiệm kì Quốc hội Khóa XI thì ít nhất cũng phải hơn 20 năm, tôi nghĩ lúc đó là do nhiều nguyên nhân, đại biểu chuyên trách của chúng ta cũng ít, thứ hai đặc biệt nó rằng buộc bởi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bây giờ chúng ta đã tháo gỡ nhiều vấn đề đó, tôi nghĩ cũng phải xem lại những vấn đề, những hạn chế của chúng ta.

Về vấn đề Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, tôi xin nêu mấy vấn đề thôi. Thứ nhất tôi cũng đồng tình với nhiều ý kiến của nhiều đại biểu cần phải đưa Luật đất đai vào chương trình chính thức. Tôi nghĩ ngoài nội dung mà chúng ta sửa đổi trong Điều 121, tôi nghĩ là trong quy định của dự thảo Bộ luật hình sự kì này có rất nhiều vấn đề liên quan đến các tội về đất đai về diện tích đặc biệt lớn, rồi giá trị lớn. Tôi cũng không hình dung được là vấn đề đó như thế nào. Nếu sắp tới đây vi phạm những vấn đề quản lý sử dụng đất đai thì chúng ta lấy cơ sở nào để xử lý vấn đề đó tôi nghĩ hết sức khó. Như vậy nếu đưa dự án luật này vào cũng là vấn đề hết sức đồng bộ với quy định của Bộ luật hình sự.

Thứ hai tôi đồng tình với nhiều ý kiến của nhiều đại biểu phải đưa dự án luật liên quan đến vấn đề tổ chức bộ máy, vấn đề bộ máy nhà nước, vấn đề bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. Trong chương trình cải cách hành chính của Chính phủ. Tôi nghĩ có 4 nội dung lớn.

Một là, phải hoàn thiện thể chế, tức là chúng ta phải hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, vấn đề này chúng ta cũng đang làm rồi.

Hai là, phải tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong bộ máy hành chính. Nếu chúng ta không xây dựng những vấn đề luật pháp liên quan đến vấn đề bộ máy nhà nước thì làm sao chúng ta cải cách được.

Ba là, trong nội dung cải cách hành chính có một vấn đề về cán bộ công chức thì Quốc hội đã ban hành luật rồi. Và vấn đề quản lý nhà nước về tài chính công thì sắp tới đây chúng ta cũng sẽ thông qua một số luật liên quan đến vấn đề tài chính. Tôi nghĩ cái nào còn thiếu thì chúng ta cũng phải nên làm.

Vấn đề nữa là cần xem xét một số dự án luật đã đưa vào trong chương trình chính thức của Kỳ họp thứ 7. Tôi cũng đồng tình với một số ý kiến của đại biểu như Luật nuôi con nuôi, Luật bưu chính, Luật tiếp cận thông tin, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Tôi nghĩ việc này xem lại những luật chúng ta đã ban hành nó đã điều chỉnh trong đó chưa nếu chưa cần thiết tôi đề nghị để lại, để

xác định những vấn đề thứ tự ưu tiên rồi các vấn đề nguyên tắc khác trong chương trình xây dựng luật chúng ta đã đưa vào, đó là những vấn đề chúng ta nên quan tâm.

Thứ hai là một số luật hiện nay đang thực hiện là Luật điện lực khi ra đời cử tri có rất nhiều bức xúc, cử tri cho là khi Luật điện lực ra đời nó không góp phần vào vấn đề phát triển kinh tế xã hội mà có những vấn đề độc quyền trong kinh doanh, tôi nghĩ phải xem lại. Tôi xin tham gia một số ý kiến, xin hết. Xin cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan0406s (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w