Điều trị giảm đau sau mổ cần ít thuốc giảm đau, nếu có chỉ cần thuốc giảm đau tiêm là đủ. Cho người bệnh ăn sớm nếu nhu động ruột về bình thường.
Nếu không có biểu hiện biến chứng nhiễm trùng có thể cho ra viện sớm.
49. PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ THỦNG Ổ LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG ĐƠNTHUẦN THUẦN
I. ĐẠI CƯƠNG
Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là một biến chứng cấp tính thường gặp của bệnh loét dạ dày - tá tràng. Thủng ổ loét là một biến chứng cần điều trị cấp cứu.
Trước đây, năm 1944 Taylor đã đề xướng phương pháp hút liên tục để điều trị thủng ổ loét dạ dày - tá tràng và phương pháp này đã từng được áp dụng trong những năm 1970 - 1980. Nay phương pháp này đã không còn được áp dụng do tỷ lệ thất bại và biến chứng cao, mà chỉ là sự chuẩn bị trước mổ.
Ngày nay, phẫu thuật là phương pháp chủ yếu nhất để điều trị biến chứng này được hầu hết các tác giả trong nước và trên thế giới sử dụng. Có hai thái độ xử trí đối với thủng ổ loét trong cấp cứu là:
- Khâu lỗ thủng đơn thuần: Mục đích chính là XỬ trí biến chứng thủng. Khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày đã được Mikulicz thử nghiệm thực hiện lần đầu tiên năm 1884 và Heusner thực hiện thành công năm 1891. Trong suốt hơn 100 năm qua khâu lỗ thủng là một biện pháp điều trị chính của biến chứng thủng ổ loét dạ dày- tá tràng. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản,
dễ thực hiện nhưng nhược điểm là ổ loét vẫn còn, bệnh vẫn tiếp tục tiếp diễn vẫn còn nguy cơ biến chứng thủng, chảy máu, hẹp môn vị.
- Phẫu thuật triệt căn ngay thì đầu: XỬ TRÍ biến chứng thủng và điều trị loét.
- Phương pháp phẫu thuật khâu lỗ thủng đơn thuần phối hợp với cắt dây thần kinh X nhằm mục đích điều trị triệt căn bệnh loét nhưng kết quả vẫn chưa được tốt như lý thuyết.
Ngay sau khi phẫu thuật nội soi ra đời với trường hợp cắt túi mật qua nội soi đầu tiên năm 1987, các Người thực hiện đã nghĩ tới việc áp dụng kỹ thuật này trong việc điều trị thủng ổ loét dạ dày - tá tràng. Năm 1989, P.Mouret đã thông báo trường hợp khâu thủng ổ loét dạ dày đầu tiên qua nội soi ổ bụng và từ đó phương pháp này đã được áp dụng có hiệu quả và lan rộng tại một số trung tâm phẫu thuật nội soi trên thế giới.
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có chẩn đoán thủng ổ loét hành tá tràng đơn thuần.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Chống chỉ định của phẫu thuật nội soi
- Thể trạng người bệnh quá yếu và có nhiều bệnh phối hợp 2. Chống chỉ định của phẫu thuật nội soi
- Tiền sử mổ viêm phúc mạc, tắc ruột. - Cổ trướng tự do hoặc cổ trướng khu trú. - Thoát vị thành bụng, thoát vị rốn. - Nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng. - Bệnh lý rối loạn đông máu. 3. Chống chỉ định bơm hơi ổ bụng: - Bệnh mạch vành.
- Bệnh van tim. - Bệnh tâm phế mãn.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Người thực hiện chuyên khoa tiêu hóa và nội soi và gây mê hồi sức có
kinh nghiệm.
2. Phương tiện: bộ phẫu thuật nội soi đồng bộ.3. Người bệnh: 3. Người bệnh:
- Các xét nghiệm cơ bản. - Xquang bụng không chẩn bị. - Kháng sinh dự phòng trước mổ.