MỔ DẪN LƯU ÁP XE TRUNG THẤT

Một phần của tài liệu 201_QD-BYT_249142 QT PT NGOẠI NỘI SOI (Trang 47)

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1 Theo dõ

30. MỔ DẪN LƯU ÁP XE TRUNG THẤT

I. ĐẠI CƯƠNG

Áp xe trung thất là một nhiễm trùng nặng, hay gặp nhất biến chứng của thủng thực quản do hóc xương/dị vật gây ra hoặc do viêm tấy sàn miệng lan tỏa xuống. Ngoài ra áp xe trung thất còn gặp sau phẫu thuật lồng ngực như phẫu thuật tim mở, phẫu thuật thực quản. Xử trí áp xe trung thất cần phải làm sớm trong cấp cứu để dẫn lưu mủ, tránh các biến chứng vỡ mủ từ trung thất vào màng tim, màng phổi... hoặc hoại tử vào mạch máu.

II. CHỈ ĐỊNH

Áp xe trung thất lớn trên 5 cm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Ổ áp xe nhỏ dưới 5 cm hoặc chưa hóa mủ, không thấy nguyên nhân rõ ràng có thể điều trị nội khoa và theo dõi kết hợp chọc hút dưới hướng dẫn của chẩn đoán hình ảnh (nếu cần).

IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện 1. Người thực hiện

Phẫu thuật viện tiêu hóa đã có kinh nghiệm phẫu thuật thực quản, hoặc Người thực hiện tim mạch và gây mê hồi sức có kinh nghiệm.

2. Phương tiện

Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu + bộ cưa xương ức Bộ mở ngực thông thường.

Bộ phẫu thuật tiêu hóa thường Dao mổ điện

3. Người bệnh

- Các xét nghiệm cơ bản - Điện tâm đồ

- Nhất thiết phải: chụp cắt lớp vi tính lấy toàn bộ vùng cổ ngực

- Nên nội soi thực quản dạ dày xác định vị trí thủng để tiên lượng xử trí

- Kháng sinh mạnh, phổ rộng, dùng sớm đường tĩnh mạch. Nên dùng Metronidazol phối hợp với Cephalosporine thế hệ thứ 3.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH1. Tư thế 1. Tư thế

Nếu dẫn lưu đường cổ, người bệnh nằm ngửa, kê gối cao ở gáy để ưỡn cổ. Nghiêng sang bên đối diện với bên dự kiến rạch da trường hợp áp xe một bên.

Nếu dẫn lưu đường lưng, người bệnh nằm nghiêng một bên, đặt gối kê ngực như mổ ngực. Đặt dẫn lưu bàng quang

Một phần của tài liệu 201_QD-BYT_249142 QT PT NGOẠI NỘI SOI (Trang 47)