THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN 1 Theo dõi sau mổ

Một phần của tài liệu 201_QD-BYT_249142 QT PT NGOẠI NỘI SOI (Trang 44 - 46)

1. Theo dõi sau mổ

- Trong 48 giờ đầu sau mổ ống thông được nối với chai dẫn lưu để dịch dạ dày tự chảy ra nhằm làm giảm áp lực trong dạ dày bảo vệ cho vết mổ ở dạ dày.

- Từ ngày thứ 2 sau mổ bắt đầu truyền thức ăn qua ống thông để nuôi dưỡng người bệnh lúc đầu là dung dịch đường Glucose sau đó là sữa và cháo, súp đã được xay nhỏ, khối lượng thức ăn tăng dần theo nhu cầu và tùy theo sự đáp ứng của người bệnh.

- Cho kháng sinh dự phòng trước khi tiền mê và 24 giờ đầu sau mổ.

2. Tai biến và xử trí tai biến

- Chảy máu sau mổ: thường xảy ra khi cầm máu không tốt chỗ mổ niêm mạc dạ dày các triệu chứng là sonde dạ dày ra máu đỏ hoặc nôn máu, ỉa phân đen. Nếu chảy ít có thể điều trị bằng rửa dạ dày bằng nước lạnh và thuốc giảm tiết axit dạ dày, nếu chảy máu nhiều phải mổ lại để cầm máu.

- Nhiễm trùng vết mổ: thay băng làm sạch và dùng kháng sinh điều trị.

- Dò dịch dạ dày qua chân ống thông: tạm thời ngừng cho ăn qua ống thông và mổ cho dịch dạ dày chảy qua ống xuống chai dẫn lưu đồng thời làm sạch tại chỗ tránh loét da.

29. MỔ DẪN LƯU VIÊM TẤY SÀN MIỆNG LAN TỎA

I. ĐẠI CƯƠNG

Viêm tấy sàn miệng lan tỏa là một nhiễm trùng nặng, thường do biến chứng của các ổ nhiễm trùng răng miệng không được điều trị hiệu quả, tiến triển thành áp xe và có thể lan rộng xuống cổ, ngực và cả trung thất. Nguy cơ tử vong cao do nhiễm trùng nhiễm độc... Xử trí viêm tấy sàn miệng lan tỏa cần phải làm sớm trong cấp cứu để dẫn lưu mủ, tránh các nguy cơ mủ lan rộng và vỡ vào các tạng lân cận.

II. CHỈ ĐỊNH

Viêm tấy sàn miệng lan tỏa.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Viêm tấy ổ răng, miệng chưa hóa mủ.

IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện 1. Người thực hiện

Người thực hiện đã có kinh nghiệm, nhất là phẫu thuật tiêu hóa và gây mê hồi sức có kinh nghiệm.

2. Phương tiện

Bộ phẫu thuật tiêu hóa thường

Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu. Bộ mở ngực thông thường. Dao mổ điện

3. Người bệnh

- Các xét nghiệm cơ bản

- Nhất thiết phải: chụp cắt lớp vi tính lấy toàn bộ vùng cổ ngực

- Kháng sinh mạnh, phổ rộng, dùng sớm đường tĩnh mạch. Nên dùng Métronidazol hoặc Dalacin phối hợp với Cephalosporine thế hệ thứ 3.

- Hồi sức trước phẫu thuật khi có tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, suy đa tạng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH1. Tư thế 1. Tư thế

Người bệnh nằm ngửa, kê gối cao ở gáy để ưỡn cổ. Nghiêng sang bên đối diện với bên dự kiến rạch da trường hợp áp xe một bên.

Đặt ống thông dạ dày Đặt dẫn lưu bàng quang

2. Vô cảm

Gây mê nội khí quản

3. Kỹ thuật

3.1. Rạch da: Theo vị trí tổ chức viêm tấy hoại tử ở vùng cổ. Cần mở rộng lên góc hàm hoặc kéo xuống dưới nền cổ theo vị trí lan tỏa của áp xe, nguyên tắc phải rạch da rộng đến tổ chức lành. Nơi rạch da là chỗ sờ mềm đỏ, ấn lùng bùng, hoặc thậm chí có hơi lép bép

3.2. Thăm dò đánh giá thương tổn tìm nguyên nhân, lưu ý góc hàm tìm tổn thương áp xe quanh răng, áp xe amydale...

Lấy mủ làm xét nghiệm vi khuẩn. Nên soi tươi và nuôi cấy vi khuẩn kị khí nên bệnh phẩm cần được gửi đến ngay khoa vi sinh khi lấy mủ.

Nếu áp xe lan xuống phía dưới nền cổ, cần phá rộng xuống dưới để dẫn lưu mủ.

Nếu có áp xe trung thất, dẫn lưu như áp xe trung thất (xem bài dẫn lưu áp xe trung thất)

Bơm rửa nhiều lần huyết thanh mặn, Betadine...

Đặt dẫn lưu tối thiểu 2 cái để rửa liên tục về sau, tốt nhất là dẫn lưu Silicone Da hở hoàn toàn

3.3. Mở thông dạ dày bắt buộc nếu áp xe sàn miệng lan tỏa rộng, người bệnh suy kiệt cần nuôi dưỡng.

Kỹ thuật mở thông dạ dày (xem thêm phần mở thông dạ dày). Lưu ý nên thực hiện mở thông dạ dày phương pháp Fontan cải tiến, thực hiện nhanh, đơn giản và sau này việc rút bỏ ống thông cũng thuận lợi.

Nếu có điều kiện: Người thực hiện, phương tiện có thể tiến hành mở thông dạ dày qua nội soi.

Một phần của tài liệu 201_QD-BYT_249142 QT PT NGOẠI NỘI SOI (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w