Pháp luật đã bước đầu hình thành được cơ sở để các đơn vị y tế, các

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 96)

cơ quan chủ quản đánh giá về đạo đức thầy thuốc

Bằng những quy định về đánh giá đạo đức người thầy thuốc được quy định trong luật khám chữa bệnh và các văn bản pháp lý được ban hành bởi bộ y tế, pháp luật đã phần nào hình thành được những tiêu chuẩn, quy chuẩn để cho các cơ quan chủ quản, đơn vị y tế dựa vào để đánh giá hoạt động của đội ngũ thầy thuốc đơn vị mình.

Tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 07 có quy định: “Thủ trưởng các cơ sở y tế xây dựng Tiêu chí xử lý vi phạm theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm Quy tắc ứng xử phù hợp với đặc điểm của từng loại hình hoạt động của đơn vị.

3. Những hình thức xử lý vi phạm do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định: a) Phê bình trước hội nghị giao ban toàn đơn vị;

b) Cắt thưởng hoặc giảm thưởng thi đua theo phân loại lao động hàng tháng; c) Điều chuyển vị trí công tác;

d) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm;

đ) Không xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân vi phạm;

e) Các hình thức xử lý vi phạm phù hợp khác do cơ quan, đơn vị quy định. 4. Thủ trưởng các cơ sở y tế không kiên quyết tổ chức thực hiện Thông tư này, không đề ra những biện pháp, giải pháp phù hợp để viên chức, người lao động trong đơn vị thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nếu để xảy ra tình trạng vi phạm Quy tắc ứng xử tại cơ sở sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị” Với những quy định cụ thể và rõ ràng như thế này đã mở ra cho những người đứng đầu cơ sở y tế, cơ quan chủ quản một hành lang pháp lý vững chắc để họ thực hiện việc đánh giá đạo đức thầy thuốc, từ đó tiến đến những hoạt động khen thưởng, xử phạt nghiêm minh, rõ ràng sau đó. Đồng thời, việc quy định như vậy cũng là một sự quy trách nhiệm rõ ràng cho những đối tượng kể trên trong việc đánh giá vấn đề y đức trong đơn vị mình như một nhiệm vụ bắt buộc của cơ quan chủ quản được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. PGS- TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội) trong một bài phỏng vấn cho biết, lâu nay, các cơ sở y tế chỉ quan tâm đến công tác khám chữa bệnh, điều trị mà chưa chú trọng đến nâng cao y đức, cải thiện thái độ ứng xử của nhân viên để đáp ứng nhu cầu và lòng mong mỏi của người dân. Vì vậy, Thông tư 07 được ban hành đã thúc đẩy các cơ sở y tế quan tâm đúng mức tới công tác ứng xử, y đức trong khám chữa bệnh, từ đó có các biện pháp khen thưởng, xử phạt công bằng, công khai và kịp thời, tất cả hướng tới nâng cao y đức của người thầy thuốc, cán bộ y tế và tạo môi trường khám chữa bệnh tốt hơn. So với 12 điều y đức thì những quy định tại Thông tư 07 không mới. Điểm mới là đã cụ thể hóa thành các hoạt động

chuyên môn và các chế tài xử phạt, khen thưởng rõ ràng ông Thuấn nói. “Nghề y không giống các ngành nghề khác, khi thầy thuốc mắc sai lầm sẽ ảnh hưởng cả một con người, gia đình và một thế hệ xã hội nên có những quy định về quy tắc ứng xử là cần thiết” [76]. Đồng thời, đây cũng là một nghề đặc biệt phức tạp về cả mặt

chuyên môn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, khó mà đưa ra được những đánh giá công bằng và hợp lý nếu chỉ dựa vào quan điểm và cách nhìn nhận của người lãnh đạo. Vì vậy, việc pháp luật đưa ra những quy định cụ thể, giải thích được các

khái niệm và phạm vi của nó, quy định rõ ràng những hành vi tiêu chuẩn cần tuân theo và chỉ rõ những hành vi không được làm cho từng đối tượng được điều chỉnh trong thông tư là cần thiết và đã hình thành căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng cho những người quản lý cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan chủ quản dựa vào đó mà đưa ra những đánh giá, nhận xét và từ đó tiến hành các hoạt động khen thưởng, xử phạt một cách hợp lí và hợp pháp.

Dựa vào những quy chuẩn y đức được quy định trong 12 Điều y đức và những chuẩn y đức được cụ thể hóa trong thông tư 07 của Bộ y tế thì nhiều công trình nghiên cứu về y đức đã được tiến hành với những tiêu chí là những quy định đó, từ đó mang đến sự đánh giá về y đức phục vụ cho nghiên cứu khoa học và bản thân chính những lãnh đạo đơn vị y tế, cơ quan chủ quản cũng dựa vào đó để nhận biết được tình trạng y đức ở đơn vị mình, từ đó có những động thái chấn chỉnh, khen thưởng xử phạt nhằm hoàn thiện chất lượng phục vụ cho cơ sở y tế.

Ví dụ, trong một nghiên cứu của mình Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đã tiến hành một số khảo sát tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2014 về y đức của đội ngũ thầy thuốc, điều dưỡng viên, nhân viên y tế dựa theo những tiêu chí cụ thể đã được công bố [33].

Bảng 2.1: Một số hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp được phản ánh [31, tr.68] Khu vực Thông tin Khám bệnh (n=22) Nội trú (n=192) Tổng (n=214) SL % SL % Sl % Có hành vi lạm dụng, thu lợi 0 0 7 3,6 7 3,3 Cửa quyền, hách dịch 0 0 6 3,1 6 2,8

Phân biệt giàu nghèo 0 0 5 2,6 5 2,3

Không tôn trọng khách hàng 3 13,6 7 3,6 10 4,7 Không tôn trọng danh dự 1 4,5 11 5,7 12 5,6 Tiết lộ thông tin người bệnh 1 4,5 3 1,6 4 1,9

Không đối xử công bằng 0 0 6 3,1 6 2,8

Không có thái độ ân cần giúp đỡ 0 0 1 0,5 1 0,5

Nguồn: Đỗ Mạnh Hùng (2014), Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp.

Luận án tiến sĩ y tế công cộng Nghiên cứu này đã mang đến cho bệnh viện Nhi trung ương một kết quả sát thực về tình hình y đức của các cán bộ y tế trong bệnh viện, góp phần đắc lực cho lãnh đạo bệnh viện đưa ra những đánh giá của đơn vị mình từ đó có những hoạt động khích lệ, chấn chỉnh những hành vi đạo đức tồn tại trong bệnh viện.

Trong khi đó, một cách tổng quan, theo một báo cáo từ Bộ Y tế, thì trong 4 tháng đầu năm 2014, đường dây nóng 19009095 (trước đây là số điện thoại 0973.306.306) đã tiếp nhận 6.100 cuộc điện thoại phản ánh, trong đó có 1.897 cuộc gọi đúng phạm vi tiếp nhận [78]. Qua đó, nhiều trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, phiền hà nhũng nhiễu bệnh nhân đã bị phát hiện. Những vụ việc này sau đó được phản ánh đến cơ sở y tế nơi vụ việc xảy ra, cơ sở y tế, cơ quan chủ quản có trách nhiệm xác minh và làm rõ những hành vi được phản ánh từ đó đưa ra hướng xử lí phù hợp và công khai đến công chúng và báo cáo lại cho Bộ Y tế.

Với những kết quả được chỉ ra như vậy, kết hợp với những thông tin cụ thể về đội ngũ nhân viên trong bệnh viện, cùng với những cơ sở pháp lý quy định rõ ràng, chắc chắn những người quản lý, lãnh đạo bệnh viện đã có thể đưa ra được những đánh giá khách quan, công bằng của mình, từ đó quyết định đưa ra những biện pháp khen thưởng, xử phạt phù hợp nhằm giải quyết vấn đề y đức và nâng cao chất lượng phục vụ của bệnh viện, cơ sở y tế.

2.1.3 Pháp luật đã là một trong những công cụ hữu hiệu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đạo đức thầy thuốc

Để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về y đức, tiên quyết đó là pháp luật hình thành cơ chế thanh, kiểm tra góp phần phát hiện và xử lý các vi phạm về đạo đức thầy thuốc. Ở điểm này, pháp luật đã thực hiện khá tốt vai trò của mình trong việc quản lý hành nghề y tư nhân:

Thứ nhất, về việc bác sỹ ở bệnh viện công mở phòng mạch riêng. Theo quy

định của pháp luật, người hành nghề y đang làm việc trong cơ sở khám chữa bệnh công lập được phép làm việc tại các phòng khám ngoài công lập nếu bảo đảm đủ điều kiện hành nghề. Khoản 3 Điều 31 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định: người

hành nghề được ký hợp đồng hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cho một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Người hành nghề hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước và tư nhân phải tiến hành đăng ký hành nghề theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Khi tiến hành khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện nghiêm nghĩa vụ của người hành nghề quy định tại Mục 4 Luật khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế hiện nay cũng đang sửa đổi Thông tư 41 theo hướng giao nhiệm vụ cho Giám đốc bệnh viện quản lý cán bộ thuộc đơn vị trong việc hành nghề ngoài giờ hành chính.

Việc kiểm tra dịch vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện tư nhân được tiến hành thường xuyên. Năm 2013, Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn thanh tra do các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách đi kiểm tra, thanh tra các hoạt động liên quan đến hành nghề y dược tư nhân tại các địa phương. Theo quy định hiện hành, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các sai phạm.

Thứ hai, về quản lý hành nghề y dược tư nhân. Để tăng cường quản lý hành

nghề dược tư nhân, Bộ Y tế đã triển khai quyết liệu công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn toàn quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011, Bộ Y tế đã tạm dừng cấp số đăng ký hoặc giấp phép nhập khẩu của 29 cơ sở sản xuất, cơ sở đứng tên đăng ký thuốc và cơ sở nhập khẩu thuốc do vi phạm kê khai giá. Thanh tra y tế địa phương đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tổng số 7.939 cơ sở kinh doanh thuốc, xử phạt 703 cơ sở có hành vi vi phạm hành chính với tổng mức tiền xử phạt là 1.264.350.000 đồng và các đoàn thanh tra do Thanh tra Bộ Y tế tổ chức đã xử phạt các cơ sở kinh doanh vi phạm với tổng số tiền 602.150.000 đồng.

Năm 2013, thực hiện Quyết định số 4332/QĐ-BYT ngày 30/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, y dược cổ truyền tư nhân, kinh doanh dược và an toàn thực

phẩm, Bộ Y tế đã thành lập 05 đoàn kiểm tra do các đồng chí Thứ trưởng làm Trưởng đoàn đã tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động hành nghề dược của 10 tỉnh, thành phố trọng điểm.

Đối với riêng hoạt động thanh tra về lĩnh vực dược, trong năm 2013, Bộ Y tế đã thành lập 03 đoàn kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của 16 công ty bán buôn thuốc và 47 nhà thuốc. Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc tuân thủ các quy định hiện hành về dược. Tuy nhiên kết quả kiểm tra cũng phát hiện một số trường hợp vi phạm và Bộ Y tế tiến hành xử lý nghiêm theo quy định, cụ thể: rút số đăng ký 02 thuốc và xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 235.000.000 VND [17]

Thứ ba, về kiểm tra giám sát, trong năm 2013, Bộ Y tế đã triển Kế hoạch số

1395/KH-BYT ngày 24/12/2012 về chương trình thanh tra y tế năm 2013. Bộ đã thành lập 43 đoàn thanh tra về phòng, chống tham nhũng, y tế dự phòng và an toàn thực phẩm, khám, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; 05 đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về hành nghề y, y dược cổ truyền tư nhân, dược tư nhân và an toàn vệ sinh thực phẩm, 03 đoàn kiểm tra công tác triển khai hoạt động xã hội hóa, liên doanh, liên kết trong các bệnh viện công. Thanh tra y tế của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai thanh tra về các lĩnh vực an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, dược mỹ phẩm, trang thiết bị y tế tại 703.762 cơ sở. Qua thanh tra đã phát hiện và xử phạt với tổng số tiền là 30,8 tỷ đồng, đình chỉ 325 cơ sở về y tế và tước giấy phép có thời hạn 19 cơ sở hành nghề y, dược [17].

Cũng theo báo cáo này Bộ y tế đã công bố kết quả thanh tra về hành nghề y tư nhân năm 2013 như sau:

- Tổng số cơ sở được thanh tra: 3.789 cơ sở. Trong đó:

- Số cơ sở vi phạm : 835 cơ sở (chiếm 22% cơ sở được thanh tra) - Số cơ sở bị xử lý : 408 cơ sở (chiếm 48,86% cơ sở vi phạm) - Phạt tiền : 383 cơ sở (chiếm 45,87% cơ sở vi phạm) - Tổng số tiền phạt : 1.724.000.000 đồng.

Cùng với việc quy định cấm các hành vi trái đạo đức xã hội, pháp luật còn quy định những biện pháp xử lý nghiêm minh các hành vi này. Với quan điểm xây đắp các giá trị nhân văn phải đi đôi với ngăn chặn và ra tay loại trừ, trừng trị, tiêu diệt và đẩy lùi những hành vi vi phạm ra khỏi đời sống xã hội, nên trong luật hình sự, bên cạnh những quy định hết sức nhân văn, hướng con người tới những giá trị tốt đẹp thì cũng có những quy định rất nghiêm khắc, thậm chí là có thể áp dụng những hình phạt cao nhất đối với những vi phạm nghiêm trọng.

Với tính quy phạm pháp luật, các văn bản ban hành đã tạo ra một hành lang pháp lý, làm cơ sở cho công tác quản lý, chỉ đạo ở các cấp và công tác thanh tra, kiểm tra xử lý, uốn nắn kịp thời các vi phạm nhất là các chỉ thị về tinh thần thái độ phục vụ, y đức. Từ đó các cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra những định hướng, giải pháp giải quyết những tồn tại và đồng thời nhìn vào những con số đó, bản thân người thầy thuốc cũng sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn y đức của mình.

Đến nay, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản về y đức và ứng xử của đội ngũ thầy thuốc. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, xét về tính pháp quy, những văn bản này chưa đủ chế tài xử lý. Vì thế, Thông tư 07 sẽ có các chế tài để xử lý nghiêm minh các trường hợp cá biệt, ảnh hưởng đến uy tín của thầy thuốc và nâng cao hơn chất lượng khám chữa bệnh.

Thông tư 07 nêu rõ công chức, viên chức trong các cơ sở y tế không được lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; không được gây khó khăn, thờ ơ với bệnh nhân và người đại diện hợp pháp của họ; tuyệt đối không được có hành động không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ. Những nội dung về xử lý vi phạm cũng được quy định rõ với các hình thức kỷ luật từ phê bình, cắt thưởng, không xếp loại thi đua đến điều chuyển công tác

Đồng thời, những quy định cụ thể, rõ ràng hướng tới quy trách nhiệm cho những người có thẩm quyền xử lí vi phạm, hình thức xử lí vi phạm trong lĩnh vực y

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 96)