cho người thầy thuốc cống hiến và ngăn chặn những nguyên nhân dẫn đến vi phạm đạo đức
3.2.2.1. Có chính sách đãi ngộ về lương, chế độ làm việc cho thầy thuốc yên tâm công tác
văn chương có một câu nói rất ý nghĩa đại ý rằng một người đau chân thì sẽ luôn chỉ nghĩ đến cái chân đau của mình mà không thể nghĩ đến cái đau của người khác được. Thầy thuốc cũng vậy, họ không thể yêu thương, tận tụy niềm nở hết lòng vì người bệnh khi mà bản thân họ đi làm vất vả cả ngày cả đêm nhưng đồng lương không đủ sống, không có cả điều kiện về kinh tế và thời gian để chăm lo cho gia đình và người thân của mình. Khi nỗi lo về vật chất được tạm gác lại thì lúc ấy người ta mới có thời gian và tâm trí để nghĩ đến đạo đức, đến cái tâm.
Với quan điểm ấy, luận văn đề xuất rằng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền liên quan cần nghiên cứu đề ra các chế độ, chính sách hợp lý hơn, quan tâm đến vật chất, tinh thần, bảo đảm đời sống ổn định cho đội ngũ nghề y, tương xứng với công việc đặc thù của họ hơn nữa. Nên xây dựng chế độ khuyến khích, ưu đãi đối với cán bộ y tế, sinh viên các trường Đại học Y về công tác miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn
Về chế độ đãi ngộ, quy chế lương cần có sự chứ ý đặc biệt cân nhắc về việc phải trực đêm, làm trong môi trường độc hại, nhiều nguy cơ bệnh tật của họ. Đồng thời lương khởi điểm so với các ngành nghề khác cũng cần có sự điều chỉnh hơn, không nên đánh đồng mức lương trả cho người có trình độ đại học tốt nghiệp ở những trường, chuyên ngành có thời gian đào tạo là 4 năm so với những người phải trải qua quá trình đào tạo 6 năm với những yêu cầu trực đêm, thực tập vất vả liên miên trong quá trình học.
Ngoài ra, việc chăm lo cho những người bị phơi nhiễm, bị bệnh nghề nghiệp hay quan tâm đến việc hỗ trợ nhà ở tập thể cho cán bộ công chức có thu nhập thấp, cung cấp phương tiện đưa đón đối với những cán bộ công chức ở xa nơi làm việc, cải thiện chế độ phụ cấp, bồi dưỡng đối với những cơ sở y tế tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa; đồng thời có chế độ khuyến khích, thu hút đối với nguồn nhân lực trình độ cao về những khu vực khó khăn, tuyến dưới.
Khi được hưởng những chế độ đãi ngộ, mức lương xứng đáng so với những gì họ cống hiến thì tự khắc bản thân những người thầy thuốc sẽ có ý thức và hành động xứng đáng với những gì mình được nhận.
năng làm kinh tế của họ cũng là một điều cần mạnh dạn triển khai. Để làm điều này thì về nguyên tắc, quy định tại các văn bản chỉ đạo và chính sách đề ra phải không có sự phân biệt giữa các đối tượng khám chữa bệnh theo các phương thức chi trả khác nhau: bảo hiểm y tế, tự chi trả dịch vụ y tế hay khám chữa bệnh theo yêu cầu. kết hợp với đẩy mạnh sự phát triển và phổ biến bảo hiểm y tế trong cộng đồng, hướng tới việc chuyển phần lớn chi phí bệnh viện sẽ được người bệnh nộp trước vào quỹ bảo hiểm, sau đó việc chi trả sẽ thuộc nhiệm vụ của cơ quan này. Bệnh viện và người thầy thuốc không có tiếp xúc tiền bạc đối với bệnh nhân vì vậy trong quá trình khám chữa bệnh thì thầy thuốc sẽ không bị những tính toán kinh tế chi phối.
Để làm được như vậy thì cần phải đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính y tế; triển khai có hiệu quả các đề án thực hiện lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân theo từng gia đoạn với những mục tiêu cụ thể để hình thành nguồn tài chính vững bền cho các hoạt động y tế; xây dựng chính sách, cơ chế xã hội hóa các hoạt động y tế phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành để phát huy nguồn lực trong xã hội đầu tư cho y tế.
Đây quả thực là một giải pháp rất hữu hiệu và thiết thực mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện được và mang lại thành công. Ví dụ như ở Mỹ, theo chia sẻ của một số người đã từng trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại đất nước này thì các bác sỹ ở Mỹ không hề có liên quan đến vấn đề tài chính của bệnh viện. Họ thậm chí không có khái niệm về giá cả của các dịch vụ trong bệnh viện. Việc của họ chỉ là tiếp nhận bệnh nhân và khám chữa bệnh, không quan tâm đó là người giàu hay nghèo, khám chữa bệnh tự nguyện hay sử dụng bảo hiểm y tế mà chỉ biết đó là bệnh nhân của mình, cần có trách nhiệm và nghĩa vụ cứu chữa tận tình. Đó chính là điều mà nhà nước và pháp luật ta nên hướng tới.
3.2.2.2. Giải quyết tình trạng quá tải cho đội ngũ thầy thuốc
Quá tải là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tiêu cực trong đạo đức người thầy thuốc. Để giải quyết vấn đề này, pháp luật cần có những quy định liên quan đến rất nhiều mảng của y tế như: cải thiện cơ chế phân cấp, thủ tục quản lý hành chính; tăng cường đầu tư cho y tế để mở rộng bệnh
viện, nâng cấp trang thiết bị, bổ sung chỉ tiêu đào tạo và cung ứng thầy thuốc, nhân viên y tế, phát triển mô hình bệnh viện hạt nhân - bệnh viện vệ tinh ở các bệnh viện chuyện khoa. Cụ thể:
Thứ nhất, Bộ Y tế cần quan tâm hơn nữa đến chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, quản lý bảo hiểm y tế; giải quyết một cách khoa học và công bằng trong việc tổ chức khám chữa bệnh để giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân và bản thân các thầy thuốc cũng tránh khỏi áp lực tâm lý khi trước mặt lúc nào cũng là một dãy những bệnh nhân đứng ngồi chờ đợi.
Thứ hai, cần tập trung đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý
của các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao; cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp, cân đối giường bệnh giữa các chuyên khoa trong bệnh viện để tăng giường bệnh cho các chuyên khoa đang có công suất sử dụng giường bệnh cao song song với việc triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường điều trị ngoại trú để giảm số người điều trị nội trú, giảm số ngày điều trị nội trú trung bình một cách hợp lý tại các bệnh viện quá tải.
Thứ ba, việc cải thiện chất lượng thầy thuốc ở tuyến dưới, tuyến cơ sở cũng
đòi hỏi được quan tâm và có những quy định cụ thể để giải quyết. Cần tháo gỡ yêu cầu này bằng cách thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ chuyên môn từ tuyến trên về hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để nâng cao chất lượng bệnh viện phù hợp với khả năng đáp ứng của bệnh viên tuyến trên cũng như năng lực tiếp nhận của tuyến dưới và có các giải pháp để sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và kỹ thuật được chuyển giao này. Ngoài ra có thể đề ra một số quy định như đối với các bác sĩ ở tuyến dưới muốn đảm nhiệm vị trí bác sĩ điều trị chính thì sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo y dược sẽ phải có tối thiểu 4 đến 5 năm hoạt động ở các bệnh viện lớn, tuyến tỉnh trở lên. Sau khi vượt qua một kì thi sát hạch chuyên môn thì sẽ được cử về đảm nhận các vị trí quan trọng ở cơ sở y tế địa phương,..
Thứ tư, cần tập trung vào việc giảm quá tải ở các bệnh viện, cơ sở chuyên
khoa hiện đang có sự quá tải trầm trọng như ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi thuộc một số bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến cuối
của hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh thông qua triển khai các giải pháp sau:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện của cả nước và của từng địa phương nhằm bảo đảm cơ cấu và tỷ lệ giường bệnh phù hợp giữa các tuyến kỹ thuật và các chuyên khoa. Ưu tiên tăng thêm số giường bệnh ở tuyến tỉnh cho 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi.
- Ưu tiên thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh của 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi theo hướng lấy một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm bệnh viện hạt nhân; đồng thời phát triển một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện làm bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện hạt nhân. Nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh tại chỗ của các bệnh viện vệ tinh nhằm từng bước giảm số lượng người bệnh từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên tuyến trên [17].
3.2.2.3. Kiên quyết ngăn chặn và chấm dứt hoạt động của cò bệnh viện
Cần có cơ chế xử lý thật nghiêm những đối tượng tiếp tay cho hành vi vi phạm đạo đức thầy thuốc như “cò mồi” tại các bệnh viện -những đối tượng lợi dụng tình trạng quá tải để môi giới khám bệnh, chữa bệnh kiếm lời làm cho hoạt động khám chữa bệnh “đã rối lại càng thêm rối”. Các phần tử môi giới này hoạt động công khai tại các bệnh viện nhất là một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Lợi dụng tâm lý của người bệnh muốn được khám nhanh và khám sớm các “cò” này đã lừa người bệnh hoặc môi giới trung gian bằng các hoạt động như: xếp hàng lấy số khám bệnh sau đó bán lại cho người bệnh; thông đồng với một số bác sĩ, cán bộ y tế trong bệnh viện để môi giới khám, chữa bệnh nhanh, lấy kết quả cận lâm sàng nhanh; môi giới người bệnh khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế tư nhân; môi giới để phẫu thuật sớm và môi giới dịch vụ ô tô vận chuyển cấp cứu.
Nhằm chấn chỉnh và giải quyết tình trạng bất cập trong khám, chữa bệnh này Bộ Y tế cần quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Y tế các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện ngay các công việc sau đây để giải quyết, tiêu diệt dứt điểm những “cò mồi” này:
- Thành lập Tổ công tác chuyên biệt để điều tra, giám sát xác định các đối tượng bên ngoài và bên trong bệnh viện tham gia vào các hoạt động môi giới trong khám, chữa bệnh trái với các quy định của ngành y tế và của các bệnh viện;
- Rà soát lại các quy trình đón tiếp, phát số khám bệnh và cải tiến quy trình khám bệnh, không để đối tượng môi giới lợi dụng lấy số khám hoặc dẫn người bệnh đi khám bệnh, làm xét nghiệm cận lâm sàng trong bệnh viện.
- Tăng cường công tác bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ chính trị nội bộ, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý kỷ luật những cán bộ, viên chức tham gia hoạt động môi giới trong khám, chữa bệnh.
- Hợp đồng và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn trong việc kiểm tra, kiểm soát và thông báo các đối tượng môi giới cho các bên liên quan. Bảo đảm không có các đối tượng từ bên ngoài hoạt động môi giới khám, chữa bệnh trong khuôn viên bệnh viện.
3.2.2.4. Một số biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét đến một số giải pháp hỗ trợ khác như:
Ban hành những quy định cấm người nhà bệnh nhân hối lộ, lót tay cho thầy thuốc. Tích cực tuyên truyền sâu rộng những kiến thức về phòng và chữa bệnh, những chế độ chính sách xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi và nghĩa vụ, để người dân thông cảm và hợp tác với nhân viên y tế khi tham gia khám chữa bệnh
Có cơ chế quyết liệt xử lí vi phạm, truy cứu trách nhiệm cá nhân đối với các chủ thể liên quan hoặc chịu trách nhiệm quản lý hành chính đối với các thầy thuốc vi phạm đạo đức thầy thuốc ví người đứng đầu đơn vị: Giám đốc bệnh viện - nơi có người vi phạm quy định về y đức sẽ bị phạt hạ bậc lương, không được xét tặng các danh hiệu thi đua khen thưởng trong năm; Trưởng khoa - nơi có người vi phạm sẽ bị hạ chức hoặc chuyển công tác; các cán bộ cùng kíp làm việc với cán bộ có hành vi tiêu cực sẽ bị kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm, gắn với việc chậm xét tăng lương.
Xây dựng quy chế cam kết trách nhiệm cụ thể của cơ sở khám chữa bệnh trước bệnh nhân và những người sử dụng dịch vụ nhằm giải quyết thực tế hiện nay khi người bệnh đến khám chữa ở bệnh viện đều là phó mặc cho bệnh viện và bác sỹ, khỏi thì về mà chết thì chịu khiến cho thầy thuốc không sợ trách nhiệm, bất cẩn, dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức của người thầy thuốc