Các giải pháp hỗ trợ, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam (Trang 79 - 88)

quản trị công ty đại chúng

Bên cạch các giải pháp về pháp luật, các giải pháp để hỗ trợ thực thi là rất cần thiết để đưa quy chế QTCT vào trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả QTCT. Sau đây là những giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả thực thi quy chế:

Thứ nhất, tăng cường vai trò của UBCKNN trong việc tăng cường việc giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động của các CTĐC. Vị thế cơ quan quản lý của UBCKNN phải được củng cố như một cơ quan độc lập, khách quan, công bằng trong hoạt động. Nên chăng cần tách UBCKNN thành một cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ chứ không trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay. Việc này đảm bảo sự linh hoạt, độc lập, khách quan trong hoạt động của UBCKNN trong bối cảnh Bộ Tài chính là cơ quan có ảnh hưởng lớn đối với các CTĐC sau cổ phần hóa DNNN mà nhà nước vẫn giữ vai trò là cổ đông chính với đại diện nhà nước chính là Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, UBCKNN cần đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao nhận thức của các cán bộ quản lý, cơ quan quản lý khác và cộng đồng về lợi ích và vai trò của QTCT đối với CTĐC và TTCK.

Thứ hai, cần có chiến lược và cách thức chống tham nhũng một cách hiệu quả để làm trong sạch thị trường, tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư, đảm bảo sự công bằng. Một chính phủ trung thực, trong sạch, minh bạch đóng vai trò hết sức quan trọng đối với thị trường và các nhà đầu tư. Một chính phủ tham nhũng sẽ làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp bất tuân luật pháp, luồn lách các quy định, đối phó với các quy định pháp luật và qua đó làm cho quy chế QTCT không thực hiện được, hoặc thực hiện không hiệu quả.

hướng đảm bảo tính độc lập của các tòa án khỏi ảnh hưởng của các cơ quan hành chính, chính phủ và các tổ chức, cá nhân khác. Nâng cao khả năng chuyên môn của các thẩm phán, các luật sư và hệ thống tư vấn pháp luật để góp phần giải quyết hữu hiệu các tranh chấp xảy ra trong công ty, bảo vệ kịp thời quyền lợi của các cổ đông.

Thứ tư, tăng cường tính cạnh tranh cho thị trường kinh doanh của nước ta bằng cách loại bỏ dần dần sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, giảm sự can thiệp của nhà nước vào thị trường. Nhà nước chỉ nên đóng vai trò là người tạo lập thị trường, đảm bảo trật tự cho thị trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức tham gia thị trường, chứ không phải là tham gia một cách trực tiếp vào thị trường như là một nhà đầu tư, loại bỏ tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi như hiện nay. Việc nhà nước tham gia như một nhà đầu tư kinh doanh dễ dẫn đến tham nhũng của công, lạm dụng quyền lực, lạm dụng vị thế độc quyền, lãng phí các nguồn lực quốc gia và triệt tiêu sự cạnh tranh công bằng, qua đó làm giảm hiệu quả thực thi quản trị công ty. Hiện nay, các CTĐC quy mô lớn và niêm yết chủ yếu là các công ty hình thành từ cổ phần hóa, và nhiều công ty nhà nước vẫn giữ vai trò là cổ đông lớn hoặc chi phối. Và do đó, nhà nước có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tình hình quản trị CTĐC ở nước ta, tình hình quản trị CTĐC yếu kém của nước ta chủ yếu từ nguyên nhân này mà ra. Chính sự tham gia của nhà nước trong vai trò của một nhà đầu tư đã làm triệt tiêu tính cạnh tranh, triệt tiêu nhu cầu tự hoàn thiện mình của các CTĐC có sự góp mặt của nhà nước.

Thứ năm, tăng cường khả năng của hệ thống kiểm toán và năng lực của các công ty kiểm toán. Việc thiếu các công ty kiểm toán hoạt động hiệu quả và chất lượng đã làm giảm tính minh bạch, tính đáng tin cậy của các báo cáo của các CTĐC. Cần nâng cao năng lực chuyên môn của các kiểm toán viên và ràng buộc trách nhiệm cá nhân đối với các kiểm toán viên trong hoạt động

Thứ sáu, cải cách lại hệ thống ngân hàng và tăng cường cơ chế thực thi QTCT của chính các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại phải đi tiên phong trong vấn đề thực thi QTCT hiệu quả và qua đó, khi giải ngân các khoản vay, ngân hàng cần phải yêu cầu các CTĐC cải thiện tình hình QTCT mới được giải ngân các khoản vay. Điều này sẽ gián tiếp giúp cho việc thực thi quy chế QTCT đại chúng một cách hiệu quả. Điều này là cần thiết trong bối cảnh nước ta hiện nay khi áp lực cải thiện tình hình QTCT chủ yếu đến từ bên ngoài chứ chưa thực sự xuất phát từ bên trong công ty.

Thứ bảy, tăng cường đào tạo những người quản lý trong công ty đặc biệt là các thành viên HĐQT về QTCT. Khuyến khích việc mở các lớp đào tạo QTCT trong các cơ sở đào tạo uy tín, các trường đại học, học viện các cơ sở tư nhân. Nếu tư nhân không đáp ứng được nhu cầu, các cơ quan quản lý nhà nước phải là người xúc tiến đào tạo QTCT cho các thành viên HĐQT các CTĐC. Và đặc biệt, hiện nay nhu cầu thành viên HĐQT độc lập của các công ty là rất lớn, vì vậy cần xác định đào tạo thành viên HĐQT độc lập như một nghề nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực lớn về QTCT, qua đó tăng hiệu quả hoạt động của HĐQT và cải thiện tình hình QTCT ở nước ta. Đây là việc làm cấp bách và cần thiết trong bối cảnh của nước ta hiện nay.

Thứ tám, tăng cường cải cách giáo dục để cải thiện tình hình giáo dục đang xuống cấp hiện nay về đạo đức cũng như chuyên môn. Từ đó, đào tạo ra những con người trung thực, liêm khiết và có chuyên môn, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, đảm bảo sự minh bạch của thị trường.

Như vậy, các giải pháp để cải thiện tình hình quản trị CTĐC không chỉ là hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật mà bên cạnh đó là các giải pháp để hỗ trợ, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản trị CTĐC. Bởi vì nếu hệ thống pháp luật có hoàn thiện thế nào chăng nữa mà không được đưa ra thực hiện một cách hiệu quả, không được tuân thủ bởi các CTĐC thì cũng không

KẾT LUẬN

Trong tình hình hiện nay, CTĐC ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của nước ta. CTĐC huy động các nguồn lực từ công chúng để sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu xã hội, đóng góp vào ngân sách quốc gia. CTĐC cung cấp hàng hóa ra thị trường chứng khoán đó chính là việc phát hành cổ phiếu, nhưng để hàng hóa có chất lượng, thu hút vốn của các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà còn các nhà đầu tư nước ngoài, thì không gì khác hơn là việc thực hiện quản trị tốt công ty. QTCT tốt mới đem lại sự an tâm cho các nhà đầu tư trong việc họ có thể kiểm soát và giám sát được đồng tiền của mình được sử dụng như thế nào, có được sử dụng đúng cách không, có bị ăn cắp bởi các nhà quản lý hay không. Từ đó mới thúc đẩy được sự phát triển của thị trường chứng khoán, thu hút thật nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển công ty, tạo ra công ăn việc làm, sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

QTCT tốt giảm thiểu khả năng tổn thương trước các khủng hoảng tài chính, củng cố quyền sở hữu, giảm chi phí giao dịch và chi phí vốn, dẫn đến phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán nhất là đối với các quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.

Ngược lại, một QTCT yếu kém sẽ làm giảm sự tin tưởng của các nhà đầu tư, giảm giá trị kinh tế của công ty và tăng rủi ro đối với nền kinh tế của quốc gia, mà ví dụ cụ thể nhất là cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ với sự sụp đổ của các công ty lớn.

Mặc dù còn một vài khiếm khuyết, quy chế QTCT đại chúng ở nước ta đã ngày càng tiến gần hơn đến với các thông lệ về QTCT tốt trên thế giới, nhất là khi đối chiếu với các Nguyên tắc QTCT của OECD về quyền của cổ đông, đảm bảo sự bình đẳng giữa các cổ đông, công khai và minh bạch thông

tin, kiểm soát các giao dịch có nguy cơ xung đột lợi ích, vai trò của các bên có quyền lợi liên quan.

Tuy nhiên, nếu không có sự giám sát và chế tài xử lý mạnh mẽ, môi trường kinh doanh phù hợp thì dù có quy chế phù hợp với thông lệ quốc tế, có tốt đến đâu chăng nữa thì cũng không thể thực thi quy chế QTCT đại chúng hiệu quả được, pháp luật về QTCT đại chúng cũng chỉ nằm trên giấy chứ không được tuôn thủ đầy đủ và nếu có tuôn thủ thì cũng chỉ mang tính chất đối phó chứ không phải tự than các CTĐC tự ý thức và thực hiện.

Vì vậy, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về QTCT đại chúng thì việc xây dựng môi trường kinh doanh phù hợp để quy chế này được thực thi trong thực tế là vấn đề cấp bách và phải làm đồng bộ, và công việc này là của các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách quốc gia. Về phía các CTĐC, phải rũ bỏ được tâm lý đối phó và nâng cao nhận thức về QTCT, thực hiện pháp luật về QTCT một cách tự giác thì mới mong cải thiện được tình hình QTCT của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 52/2012/TT- BTC ngày 05/04/2012 của

Bộ Tài chính hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 121/2012/TT- BTC ngày 26/07/2012 của

Bộ Tài chính quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Bích – Nguyễn Đình Cung (2008), Công ty – Vốn, quản lý

và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, Nxb Tri Thức, Hà Nội.

4. Chính phủ (2007), Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm

2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.

5. Chính phủ (2010), Nghị định số 102/2010/NĐ-CPngày 01 tháng 10 năm

2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

6. Ngô Huy Cương (2012), Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong nội bộ

công ty – Thực trạng và nhu cầu hoàn thiện, khoa học (2012)Khung pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư ở Việt Nam hiện nay – Nhu cầu và định hướng hoàn thiện”, Huế.

7. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình luật hợp đồng (phần chung), Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Học viện Tài chính (2006), Quản trị doanh nghiệp hiện đại cho giám đốc

và thành viên hội đồng quản trị ở Việt Nam, Hà Nội.

14. Cao Đình Lành (2012), Những yếu tố tác động đến việc bảo vệ quyền lợi

của cổ đông trong công ty cổ phần, khoa học (2012) “Khung pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư ở Việt Nam hiện nay – Nhu cầu và định hướng hoàn thiện”, Huế.

15. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2006), Báo cáo đánh giá về tình hình

quản trị công ty của Việt Nam, Hà Nội.

16. Nguyễn Như Phát (2012), Tổng quan khung pháp luật về doanh nghiệp ở

Việt Nam hiện nay, Hội thảo khoa học (2012) “Khung pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư ở Việt Nam hiện nay – Nhu cầu và định hướng hoàn thiện”, Huế.

17. Quốc hội (2004), Bộ Luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày

29/11/2004, Hà Nội.

18. Quốc hội (2005), Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005, Hà Nội.

19. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11được Quốc hội

nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005, Hà Nội.

20. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11được Quốc hội nước

CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005, Hà Nội.

21. Quốc hội (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11được Quốc hội

22. Quốc hội (2005), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006, Hà Nội.

23. Quốc hội (2010), Luật số 62/2010/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Chứng khoán ngày 24/11/2010, Hà Nội.

24. Quốc hội (2011), Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/02/2011 về sửa đổi, bổ

sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 29/11/2004, Hà Nội.

25. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội

nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, Hà Nội.

26. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội

nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014, Hà Nội.

27. Nhâm Phong Tuân - Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Quản trị công ty – Vấn

đề đại diện của các công ty đại chúng tại Việt Nam”, Tạp chí khoa học

ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, Tập 29, (1), tr.1-10.

28. Lê Minh Toàn (2001), Công ty cổ phần – Quyền và nghĩa vụ của cổ đông,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Lê Minh Toàn (2012), Khung pháp luật về quản trị doanh nghiệp – Thực

trạng và nhu cầu hoàn thiện, Hội thảo khoa học (2012) “Khung pháp luật về doanh nghiệp và đầu tư ở Việt Nam hiện nay – Nhu cầu và định hướng hoàn thiện”, Huế.

30. Lê Minh Toàn (chủ biên) (2005), Tìm hiểu luật Đầu tư và Luật Doanh

nghiệp, (tái bản lần thứ 2 có bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Lê Minh Toàn (chủ biên) (2006), Luật kinh doanh Việt Nam, tập 1, Nxb

Bưu điện, Hà Nội.

32. Lê Minh Toàn (chủ biên) (2006), Luật kinh doanh Việt Nam, tập 2, Nxb

33. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (2004), Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD,www.oecd.org/daf/ca/corporategovernanceprinciples/45034702.pdf.

34. Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam (2010), Cẩm nang quản trị công ty,

Hà Nội. www.ifc.org/wps/.../CG+manual+for+Vietnam-second+edition-vn.pdf?.

35. Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam (2012), Báo cáo thẻ điểm quản trị công

ty 2011, nguồn tại www.ifc.org/wps/.../Vietnam+2010+CG+Scorecard_Dec2011- VN.pdf.

36. Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam (2013), Báo cáo thẻ điểm quản trị

công ty 2012, nguồn tại www.ifc.org/wps/wcm/connect/.../Scorecard+2012+- +VN.pdf?MOD.

37. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Thương mại, tập 1,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Thương mại, tập 2,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

39. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2014), Báo cáo Tiếng Việt – Thẻ điểm

quản trị công ty các nước khu vực ASEAN năm thứ hai, Hà Nội. www.ssc.gov.vn/.../idcplg;...Báo%20cáo%20Tiếng%20Việt...%20Báo%2.

II. Tài liệu trang Web

40. http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/cong-ty-dai-chung-sap-het- cua-tron-niem-yet-110882.html. 41. http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/ne-niem-yet-vi-pham-cong-bo- thong-tin-20150326110048625.chn. 42. http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/ubck-manh-tay-xu-doanh- nghiep-tron-dang-ky-dai-chung-118638.html.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)