2.1.1.1. Cổ đông
LDN 2005 và không có thay đổi theo LDN 2014 và Thông tư 121/2012/TT- BTC. Quyền của cổ đông ở nước ta cũng được quy định tương tự như ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Nguyên tắc một cổ phần cùng loại tạo cho người sở hữu nó các quyền ngang nhau đã thể hiện khá rõ nét trong các quy định có liên quan về quyền của cổ đông. Quyền của cổ đông CTĐC trước hết được quy định tại LDN 2005 Điều 79 và kế thừa tại LDN 2014 Điều 114.
Tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết đều có quyền tham dự phát biểu, chất vấn và biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ theo nguyên tắc một cổ phần một phiếu bầu; bao gồm chiến lược và định hướng phát triển của công ty, số lượng cổ phần và cơ cấu vốn cổ phần của công ty, bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự của cơ quan quản lý công ty và cơ quan kiểm soát nội bộ công ty, tiền lương, thù lao và các lợi ích khác đối với họ, quyết định các giao dịch có quy mô lớn đến mức ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và tài sản, qua đó, có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, loại và quy mô hoạt động kinh doanh hiện hành của công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm và mức cổ tức, tổ chức lại và giải thể công ty...Tóm lại, cổ đông có quyền tham gia thảo luận và quyết định tất cả các nội dung quan trọng trong phát triển và tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty từ định hướng chiến lược, vốn và tài sản, nhân sự, kết quả kinh doanh và sử dụng lợi nhuận, cho đến việc thay đổi hoặc giải thể công ty.
Ngoài ra, các quy định về trình tự, thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ về cơ bản đảm bảo để cổ đông được đối xử công bằng và bình đẳng trong việc tiếp cận đến các thông tin liên quan đến cuộc họp cũng như sự chuẩn bị cần thiết của từng cổ đông phục vụ cho cuộc họp. Các quy định đó về nguyên tắc tạo điều kiện cho tất cả các cổ đông có thông tin như nhau và có chuẩn bị tối đa cần thiết trước khi tham dự họp để thông qua các quyết định quan trọng thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định của ĐHĐCD về việc tổ chức lại, hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đông đã được quy định tại điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình theo giá thị trường hoặc giá được ước tính theo nguyên tắc do Điều lệ công ty quy định hoặc giá do tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định.
Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất 1 năm có quyền yêu cầu HĐQT đình chỉ thực hiện quyết định của mình, nếu quyết định đó được thông qua trái với quy định của pháp luật, hoặc điều lệ công ty gây thiệt hại cho lợi ích của công ty và cổ đông.
Theo điều 161 khoản 1 LDN 2014 thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ. Đây là sự bổ sung cần thiết của LDN 2014 để bảo vệ quyền của cổ đông một cách kịp thời.
Thông tư 121/2012/TT-BTC đã quy định cụ thể hơn nữa và đảm bảo quyền của cổ đông CTĐC như sau:
- Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần đã được thanh toán đầy đủ và được ghi trong sổ cổ đông của công ty, trừ một số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của ĐHĐCĐ;
- Quyền được đối xử công bằng. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho cổ đông sở hữu các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau. Trường hợp công ty có các loại cổ phần ưu đãi, các quyền và nghĩa vụ gắn liền với các loại cổ phần ưu đãi phải được công bố đầy đủ cho cổ đông và phải được ĐHĐCĐ thông qua;
- Quyền được thông báo đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất thường về hoạt động của công ty;
- Quyền và trách nhiệm tham gia các cuộc họp ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền hoặc thực hiện bỏ phiếu từ xa;
- Quyền được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty.
Cổ đông có quyền bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình. Trong trường hợp quyết định của ĐHĐCĐ, quyết định của HĐQT vi phạm pháp luật hoặc vi phạm những quyền lợi cơ bản của cổ đông theo quy định của pháp luật, cổ đông có quyền đề nghị hủy quyết định đó theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Trường hợp các quyết định vi phạm pháp luật gây tổn hại tới công ty, HĐQT, BKS, GĐ(TGĐ) điều hành phải đền bù cho công ty theo trách nhiệm của mình. Cổ đông có quyền yêu cầu công ty bồi thường tổn thất theo quy định của pháp luật.
2.1.1.2. Đại hội đồng cổ đông
ĐHĐCĐ công ty đại chúng được quy định chủ yếu tại LDN 2005 và được kế thừa tại LDN 2014. ĐHĐCĐ là cơ quan cao nhất của CTĐC bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Theo quy định của LDN 2005 tại Điều 96 và LDN 2014 tại Điều 135, ĐHĐCĐ có thẩm quyền sau đây:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty;
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS; - Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
- Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
2.1.1.3. Họp đại hội đồng cổ đông thường niên, bất thường
ĐHĐCĐ họp định kỳ hàng năm và có thể họp bất thường bất cứ khi nào HĐQT, BKS và các cổ đông xét thấy cần thiết.
ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. ĐHĐCĐ thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
- Báo cáo tài chính hàng năm;
- Báo cáo của HĐQT đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ở công ty;
- Báo cáo của BKS về quản lý công ty của HĐQT, GĐ hoặc TGĐ; - Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
ĐHĐCĐ họp bất thường trong các trường hợp sau: - HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
- Số thành viên HĐQT còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;
- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc tỉ lệ khác theo Điều lệ công ty.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Điều kiện về hiệu lực họp ĐHĐCĐ phụ thuộc vào số lần triệu tập họp đối với cuộc họp đó. Điều kiện trong LDN 2014 đã có sự thay đổi so với LDN 2005 theo hướng giảm tỉ lệ yêu cầu bắt buộc, tạo điều kiện dễ dàng tổ chức hợp ĐHĐCĐ hơn. Đối với triệu tập họp thứ nhất, cuộc họp đó đủ điều kiện tiến hành khi có số cổ đông tham dự đại diện cho ít nhất 51% số phiếu biểu quyết; đối với triệu tập lần thứ hai, cuộc họp đó có đủ điều kiện về hiệu lực pháp lý khi có số cổ đông đại diện cho ít nhất 33 % tổng số phiếu biểu quyết của công ty; và đối với triệu tập họp lần thứ ba thì cuộc họp đó luôn có hiệu lực pháp lý, bất kể số cổ đông tham dự và số cổ phần hay số phiếu biểu quyết mà họ đại diện. Quy định này có thể bảo đảm quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ của cổ đông thiểu số trong trường hợp cần thiết, giúp cổ đông thiểu số có cơ hội ảnh hưởng đến các quyết định của công ty, qua đó cân bằng được mối quan hệ lợi ích với cổ đông đa số, bảo vệ hợp lý các quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số. Sự thay đổi này phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy việc QTCT tốt hơn.
Quyết định của ĐHĐCĐ được chia thành hai loại. Đối với các vấn đề thông thường thì quyết định được thông qua, theo LDN 2014, nếu được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tham dự họp; nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác cao hơn. Đối với vấn đề quan trọng, quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua khi có được sự đồng ý của số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết dự họp;trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác. Như vậy, tỉ lệ để thông qua một quyết định của ĐHĐCĐ ít nhất là 51%, điều này cho thấy LDN 2014 đã có sự điều chỉnh để sát với các thông lệ quốc tế.
trên trang thông tin điện tử của công ty quy định về trình tự, thủ tục triệu tập và biểu quyết tại ĐHĐCĐ theo quy định của LDN, các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ công ty..
Thông tư 121/2012/TT-BTC cũng yêu cầu CTĐC phải cố gắng tối đa trong việc áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại để cổ đông có thể tham gia vào các cuộc họp ĐHĐCĐ một cách tốt nhất, bao gồm hướng dẫn cổ đông bỏ phiếu từ xa, biểu quyết thông qua họp ĐHĐCĐ trực tuyến.
Hàng năm CTĐC phải tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc họp ĐHĐCĐ thường niên không được tổ chức dưới hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
CTĐC quy định trong Điều lệ công ty hoặc trong các quy định nội bộ các nguyên tắc, nội dung, trình tự, thủ tục lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, CTĐC phải đảm bảo gửi, công bố đầy đủ tài liệu và đảm bảo thời gian hợp lý cho các cổ đông xem xét tài liệu trước khi gửi phiếu biểu quyết như trường hợp tổ chức họp ĐHĐCĐ.
2.1.1.4. Báo cáo hoạt động của HĐQT tại ĐHĐCĐ
Thông tư 121/2012/TT-BTC yêu cầu báo cáo của HĐQT trình ĐHĐCĐ thường niên tối thiểu phải bao gồm những nội dung sau:
- Đánh giá tình hình hoạt động của công ty trong năm tài chính; - Hoạt động, thù lao và chi phí hoạt động của HĐQT và từng thành viên HĐQT;
- Tổng kết các cuộc họp của HĐQT và các quyết định của HĐQT; - Kết quả giám sát đối với GĐ (TGĐ) điều hành;
- Kết quả giám sát đối với các cán bộ quản lý khác; - Các kế hoạch trong tương lai .
HĐQT và nâng cao trách nhiệm của HĐQT. Cổ đông có quyền đòi buộc HĐQT báo cáo những kết quả hoạt động dựa trên quy định này, qua đó bảo thực hiện tốt hơn quyền của mình đối với HĐQT.
2.1.1.5. Báo cáo hoạt động của BKS tại ĐHĐCĐ
Báo cáo của BKS là rất quan trọng đối với các cổ đông vì chức năng và nhiệm vụ của BKS là kiểm soát hoạt động của các nhà quản lý trong công ty. Thông tư 121/2012/TT-BTC cũng yêu cầu những nội dung tối thiểu mà báo cáo của BKS của CTĐC phải có, bao gồm những nội dung tối thiểu sau:
- Hoạt động, thù lao và chi phí hoạt động của BKS và từng thành viên BKS;
- Tổng kết các cuộc họp của BKS và các quyết định của BKS; - Kết quả giám sát tình hình hoạt động và tài chính của công ty; - Kết quả giám sát đối với thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) điều hành và các cán bộ quản lý khác;
- Báo cáo đánh giá sự phối hợp hoạt động giữa BKS với HĐQT, GĐ(TGĐ) điều hành và cổ đông .
Tóm lại, những quy định về quyền của cổ đông và ĐHĐCĐ đã bảo vệ khá tốt cổ đông, về cơ bản đã thiết lập được các cơ chế giám sát nội bộ để cổ đông nói chung giám sát được những người quản lý; và cổ đông thiểu số giám sát được đối với cổ đông đa số; qua đó bảo vệ được những lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, so sánh với các thông lệ quốc tế phổ biến và kinh nghiệm quốc tế, quyền của cổ đông như quy định có một số khiếm khuyết:
- Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông còn yếu xét về số thông tin và loại thông tin mà cổ đông được quyền tiếp cận, hoặc có quyền yêu cầu được cung cấp. Không có cổ đông nào được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ kế toán của công ty.
- Luật không quy định quyền của cổ đông yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ lợi ích công ty, của cổ đông và các bên liên quan. Hơn nữa, LDN 2014 còn thu hẹp phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu tòa án hoặc trọng tài hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ. Theo Điều 147 LDN 2014 thì chỉ có cổ đông hoặc nhóm cổ đông lớn sở hữu ít nhất 10% cổ phần phổ thông mới có quyền yêu cầu. Theo LDN 2005 thì cổ đông, thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ, BKS đều có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ. Như vậy, không phải cổ đông nào cũng có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ nữa.