Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu 06_ PHAM TIEN DINH (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu luận văn

1.4.2.Nhân tố bên ngoài

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực

Nhà nước có vai trò quan trọng quyết định đến hoạt động của tổ chức cũng như sự phát triển nguồn nhân lực theo nhiều hướng khác nhau. Nếu Nhà nước có chính sách, pháp luật khuyến khích phát triển NNL thì sẽ tác động tốt, tạo ra các cơ hội để phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.“Sự ổn định về chính trị và tính nhất quán về quan điểm chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, phát triển nâng cao chất lượng NNL được thực hiện một cách suôn sẻ.”

Nhà nước ban hành các quy định về việc làm, lao động, tiền lương... tạo ra hành lang pháp lý cho việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo quản lý, đội ngũ nhân viên và chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của họ. Mở rộng quan hệ ngoại giao quốc tế sẽ tạo ra môi trường giúp người lao động được giao lưu rộng rãi hơn, trao đổi và học hỏi được nhiều hơn về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý. Thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để mở rộng quy mô phát triển sản xuất giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại giúp trình độ, năng lực của NLĐ từng bước được nâng lên.

“Tóm lại, Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Điều đó được thể hiện thông qua việc xây dựng hệ thống luật pháp, tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động mở rộng giao lưu trao đổi để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ, đạo đức, lối sống và kinh nghiệm quản lý, từ đó sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung.”

-Trình độ phát triển của giáo dục, đào tạo

“Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực sáng tạo, họ có được những yếu tố này thông qua giáo dục, đào tạo và qua quá trình tích lũy kinh nghiệm trong khi thực hiện

công việc. Và việc tích lũy kinh nghiệm cũng cần dựa trên một nền tảng giáo dục, đào tạo cơ bản tại các cơ sở đào tạo. Có thể thấy trình độ phát triển của giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực. Khi chất lượng giáo dục, đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng….được nâng cao, lý luận gắn kết với thực tiễn thì cũng có nghĩa là các tổ chức, doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng được đội ngũ ứng viên có trình độ chuyên môn tốt, có chất lượng giúp giảm thiểu thời gian cũng như chi phí đào tạo lại.”

- Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập

“Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã dẫn đến một cuộc chạy đua về công nghệ cho thấy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tổ chức là rất khốc liệt. Trình độ khoa học kỹ thuật càng phát triển thì yêu cầu về trình độ của người lao động cũng càng cao. Chính vì vậy, một tổ chức, một doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu so với các tổ chức, doanh nghiệp khác nếu như không có nguồn nhân lực chất lượng cao.”

-Trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khoẻ

“Nền tảng của nguồn nhân lực là sức khoẻ và thể trạng, đây là kết quả tổng hợp của: chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, vệ sinh môi trường, điều kiện khám bệnh, chữa bệnh, thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ... mọi người lao động (cả lao động chân tay và lao động trí óc) đều cần có thể chất tốt để duy trì và phát triển trí tuệ, để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn. Đồng thời cũng cần phải có sự bền bỉ của hoạt động thần kinh và ý chí, khả năng vận động linh hoạt của trí lực trong những môi trường, hoàn cảnh khác nhau.

Trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe là một trong những yếu tố chủ yếu tác động đến trạng thái thể lực của NLĐ. Sức khoẻ hiện này không chỉ được hiểu là không có bệnh tật, mà là sự khoẻ mạnh cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.”

1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của một số bệnh viện và bài học rút ra cho Bệnh viện đa khoa Hưng Nhân

Một phần của tài liệu 06_ PHAM TIEN DINH (Trang 36 - 38)