Nhóm giải pháp về nâng cao trí lực

Một phần của tài liệu 06_ PHAM TIEN DINH (Trang 84 - 89)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2.Nhóm giải pháp về nâng cao trí lực

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng tuyển dụng và thu hút nhân tài

“Tuyển dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chiến lược phát triển của Bệnh viện, bởi quá trình tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ giúp bệnh viện có được những cán bộ giỏi, có kỹ năng và chuyên môn tốt để chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như góp phần vào sự phát triển của bệnh viện cũng như xu hướng chung của Ngành Y tế. Đồng thời, tuyển dụng tốt cũng sẽ giúp giảm được các chi phí do phải đào tạo lại cũng như tránh được các thiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện công việc. Để thực hiện hiệu quả công tác này, bệnh viện cần:”

+ Xây dựng Đề án vị trí việc làm căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng khoa, phòng,bộ phận để xác định số vị trí việc làm bảo đảm tiêu chuẩn, đúng yêu cầu công việc với hiệu quả cao nhất. Trong mỗi vị trí việc làm cần mô tả chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu và nội dung từng công việc cụ thể. Kê khai, mô tả công việc giúp cho việc xác định biên chế đảm bảo cơ sở khoa học và sát thực tế hơn. Quá trình thực hiện kê khai, mô tả, đo lường, phân tích công việc sẽ giúp cho lãnh đạo bệnh viện có thể bao quát toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ của bệnh viện; phát hiện những chồng chéo hoặc bỏ sót; nhận diện rõ hiệu quả sử dụng thời gian làm việc cũng như phương pháp, cách thức, quy trình tiến hành công việc của từng nhân viên, từ đó có phương án điều chỉnh, bố trí, sắp xếp, phân công công việc hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó

đưa ra dự báo nhu cầu nhân lực cần trong thời gian tới và xây dựng kế hoạch tuyển dụng trong năm.

+ Liên kết với các trường Đại học Y dược trong và ngoài tỉnh để tuyển dụng những sinh viên giỏi, khá về làm việc, đặc biệt là liên kết với Trường Đại học Y Dược Thái Bình.

+ Chú trọng xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chi tiết, cụ thể đối với các vị trí cần tuyển dụng; tránh tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” và cơ cấu bất hợp lý.

+ Ứng dụng công nghệ tin học vào tuyển dụng: Việc ứng dụng công nghệ tin học vào quá trình tuyển dụng đảm bảo được nguyên tắc cạnh tranh

khách quan, công bằng, minh bạch, thực tài và hạn chế được tiêu cực trong tuyển dụng.

+ Bổ sung khâu phỏng vấn trong quá trình tuyển dụng: Đưa thêm các câu hỏi về tình huống cụ thể với từng vị trí việc làm dự tuyển trong bộ đề thi để kiểm tra tay nghề cũng như thái độ ứng xử của ứng viênđể lựa chọn được người phù hợp nhất vào bệnh viện. Bởi vì yêu cầu đối với một cán bộ y tế tại bệnh viện không chỉ là trình độ chuyên môn, năng lực làm việc mà bao gồm cả các kỹ năng giao tiếp, ứng xử giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa cán bộ y tế với người bệnh, người nhà người bệnh. Do vậy, thông qua phỏng vấn mới có thể nhận biết, lựa chọn được ứng viên có phẩm chất, năng lực, kỹ năng thực sự trong quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp nhất cho vị trí việc làm cụ thể cần tuyển dụng.

- Công tác thu hút nhân tài:

Bệnh viện hiện thực hiện công tác thu hút đối với Bác sĩ đa khoa chính quy, Dược sĩ đại học. Ngoài ra, các vị trí chức danh chuyên môn còn thiếu khác không có chính sách thu hút đây cũng là điểm yếu trong công tác thu hút nhân tài.

+“Để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc tại Bệnh viện trước hết Bệnh viện phải có các chính sách hỗ trợ tiền lương, tiền thưởng, chế độđào tạo, cơ hội phát triển, thăng tiến, tạo ra một môi trường làm việc thoái mái. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền về sự phát triển và các chính sách của Bệnh viện về thu hút nguồn nhân lực trên các phương tiện thông tin đại chúng, website của bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực.”

+ Việc thu hút nhân tài cần chú trọng tập trung về mặt chất lượng, tránh hình thức, đánh đồng nhân tài với người có bằng cấp cao nhưng thiếu kỹ năng nghề nghiệp, thiếu đạo đức, trách nhiệm trong công việc.

+ Mời những bác sĩ có trình độ chuyên môn Sau đại học từ chuyên khoa I trở lên, đã đến tuổi nghỉ hưu, nếu sức khỏe đảm bảo, ở lại làm công tác

chuyên môn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ trẻ của Bệnh viện, vì khi mới về hưu họ vẫn còn sức khỏe tốt đảm bảo công tác và với thâm niên công tác lâu năm tại Bệnh viện sẽ có tình cảm gắn kết với Bệnh viện và hiểu rõ điều kiện, hoàn cảnh nên chất lượng chuyên môn sẽ cao.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

“Từ kết quả phân tích thực trạng cho thấy, hạn chế lớn nhất khiến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện đa khoa Hưng Nhân chưa đạt kết quả cao là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế. Với đặc thù là ngành chăm sóc sức khỏe cho con người nên thời gian đào tạo trong lĩnh vực y tế cũng dài hơn và khắt khe hơn các ngành khác. Do đó, dù bệnh viện đã tạo điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhưng hiệu quả của công tác này lại chưa đáp ứng được mong đợi.”

Vì vậy, với mục tiêu nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc, phục vụ cho sự phát triển của Bệnh viện trong giai đoạn tới, bệnh viện cần:

“- Xác định rõ đối tượng đào tạo: đúng người, đúng mục đích, đúng thời điểm, đảm bảo hiệu quả đào tạo và hiệu quả công việc khi cán bộ tham gia đào tạo. Do nguồn kinh phí đào tạo của bệnh viện có hạn nên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo bệnh viện cần có sự ưu tiên về đối tượng đào tạo và nội dung đào tạo. Nhân viên y tế là đối tượng cần được ưu tiên hơn, tiếp theo đó cần quan tâm đến các cán bộ giữ chức vụ quản lý.”

- Xây dựng kế hoạch đào tạo: rõ ràng cụ thể, việc thực hiện đào tạo không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của Bệnh viện, chi phí đào tạo phải được tính toán cụ thể, hạn chế tối đa những chi phí phát sinh khi triển khai thực hiện.

Liên kết với các trường đào tạo y dược chất lượng cao trong và ngoài tỉnh như: Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Trường Đại học Y Hà Nội... để cử cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ, đào tạo lĩnh vực chuyên khoa sâu bằng nguồn kinh phí đào tạo của Bệnh viện và cam kết trở về làm việc cho bệnh viện.

“Cùng với việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cũng cần chú ý đến phổ cập trình độ tin học cho toàn thể cán bộ, viên chức người lao động. Đồng thời, dựa trên quy hoạch cán bộ hàng năm của bệnh viện đưa ra lộ trình cử các cán bộ quản lý đi học bổ sung lý luận chính trị trình độ trung cấp và quản lý nhà nước ngạch chuyên viên vì đây là lực lượng chính đề ra các định hướng, chính sách, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến nhân sự. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý mà thấp thì công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khó có thể đạt được hiệu quả cao.”

-“Xây dựng chương trình đánh giá sau đào tạo: với mục đích đánh giá chất lượng nguồn nhân lực sau khi được đào tạo, đội ngũ cán bộ viên chức, người lao động sau khi được đào tạo đã tích lũy thêm những kiến thức, kỹ năng gì, có giúp tăng hiệu quả công việc, chất lượng chuyên môn không. Bệnh viện cần có những bài kiểm tra đánh giá để đánh giá chất lượng nhân sự ngay sau khi kết thúc khóa đào tạo. Cùng với đó có thể so sánh hiệu quả, chất lượng thực hiện công việc trước và sau khi đào tạo để đánh giá chất lượng đào tạo.”

-“Sau khi cán bộ, viên chức, người lao động hoàn thành khóa đào tạo, bệnh viện cần bố trí, sắp xếp vào những vị trí phù hợp, liên quan đến kiến thức mà họ được đào tạo, điều này vừa giúp họ áp dụng những kiến thức vừa học vào thực tiễn, cải thiện và nâng cao hiệu quả làm việc vừa có tác dụng khuyến khích cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ vì họ thấy kiến thức bản thân học được áp dụng ngay vào thực tiễn công việc hàng ngày.”

- Định kỳ tổ chức các đợt kiểm tra kiến thức như: Hội thi “Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên Ứng xử hay, tay nghề giỏi”... đây cũng vừa là dịp kiểm tra, đánh giá toàn diện về trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên. Đồng thời cũng là cơ hội để mọi người học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chăm sóc toàn diện người bệnh tại các khoa lâm sàng.

-“Hoàn thiện các quy chế liên quan đến đào tạo:“Bệnh viện cần căn cứ vào điều kiện thực tế để điều chỉnh, bổ sung quy chế đào tạo cho phù hợp và

cần được thông qua đại hội cán bộ viên chức, người lao động vì đây là cơ sở pháp lý để công tác đào tạo đạt hiệu quả. Nó đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn kinh phí cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vị của cán bộ, viên chức người lao động khi tham gia đào tạo.”

Một phần của tài liệu 06_ PHAM TIEN DINH (Trang 84 - 89)