tranh gay gắt hơn giữa các trung tâm thương mại.Theo thống kê, trong giai đoạn từ 2008 đến 2011, số lượng trung tâm thương mại tại Việt Nam tăng từ 77 lên 116 trung tâm. Tổng diện tích sàn bán lẻ tại Hà Nội hiện khoảng 625.000 m2 và tại Tp.HCM là 930.000 m2. Tỷ lệ bỏ trống tại các trung tâm thương mại cũng đã tăng từ 10% năm 2011 đến 21% năm 2014.
3. Chính sách kinh doanh và chất lượng hàng hóa của các trung tâm thương mại thương mại
Với nhận định Việt Nam là một điểm hấp dẫn để đầu tư vì là quốc gia có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất thế giới nên có đa số các nhà đầu tư tập trung xây dựng các trung tâm thương mại cao cấp phục vụ cho một số ít bộ phận người tiêu dùng tại Việt Nam. Một số lượng lớn khách hàng có thu nhập trung bình bị bỏ qua. Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, lượng khách hàng cao cấp đã vốn ít càng thêm ít không đủ bù đắp chi phí cho các trung tâm thương mại.Việc mở cửa lại Tràng Tiền Plaza với sự xuất hiện của nhiều gian hàng bày bán các hàng hóa có giá trị từ vài chục nghìn, vài trăm nghìn đồng cho thấy nỗ lực của trung tâm thương mại trong việc mở rộng đối tượng khách hàng.
Một nguyên nhân khác đó là sự nghi ngờ của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa bày bán trong các trung tâm thương mại. Khi mua các sản phẩm có giá trị cao, người tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc của sản phẩm. Tuy nhiên, đã có những phàn nàn của người tiêu dùng trên mạng về việc đã mua phải hàng giả tại các trung tâm thương mại. Gần đây, vụ án buôn lậu hàng cao cấp Gucci năm 2012 càng làm cho người tiêu dùng mất niềm tin vào các trung tâm thương mại.
Ngoài ra, đó còn là thái độ phục vụ chưa được chuyên nghiệp của nhân viên tại các trung tâm thương mại cao cấp. Một trong những lý giải về sự thất bại của Tràng Tiền Plaza, người tiêu dùng phản ánh về phong cách phục vụ của nhân viên. Cần nhấn mạnh rằng đối với nhóm khách hàng có thu nhập cao, thái độ phục vụ của doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng.
Ngoài ra, đó còn là thái độ phục vụ chưa được chuyên nghiệp của nhân viên tại các trung tâm thương mại cao cấp. Một trong những lý giải về sự thất bại của Tràng Tiền Plaza, người tiêu dùng phản ánh về phong cách phục vụ của nhân viên. Cần nhấn mạnh rằng đối với nhóm khách hàng có thu nhập cao, thái độ phục vụ của doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng. luôn quan tâm. Chi phí vận hành các trung tâm thương mại tại vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng tốt, cùng các tiện nghi khác rất tốn kém khiến cho giá cả hàng hóa luôn cao hơn các loại hình kinh doanh khác. Trong bối cảnh phải cắt giảm chi tiêu, để dành nhiều hơn chi tiết kiệm, người dân Việt Nam đã nghĩ đến các kênh phấn phối khác nhiều hơn. Hiện nay, hoạt động mua bán hàng xách tay và hoạt động thương mại điện tử có thể gây nhiều khó khăn cho các trung tâm thương mại. Với lợi thế trưng bày hàng hóa đa dạng, phong phú, trung tâm thương mại là nơi người dân đến để tìm hiểu về hàng hóa muốn mua nhưng sau đó họ lại tìm