I. Đặt vấn đề
5. Chỉ cung cấp thông tin nào mà mình thật sự nắm chắc
Khách hàng mong đợi sự am hiểu của người bán hàng sẽ giúp cho họ có một lựa chọn đúng đắn trong quyết định tiêu dùng của mình. Điều này đòi hỏi nhân viên bán lẻ phải nắm chắc tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm và doanh nghiệp – giúp chúng ta thuyết phục khách hàng tốt hơn. Dù như vậy, nhân viên bán lẻ cũng không phải là người “biết tuốt”. Vì thế với những vấn đề khách hàng thắc mắc, nếu bạn không nắm chắc hãy chân thật với khách hàng khi trả lời họ. Nếu có thể, hãy cho khách hàng biết khi nào hoặc ai có thể giúp họ giải quyết những đề đó. Khách hàng sẽ thông cảm và tin tưởng bạn hơn khi bạn chân thật với họ chứ không phải vì bạn là một “bách khoa toàn thư” chưa chính xác.
III.Kết luận
Trong quá trình bán hàng, bên cạnh việc thực hiện 5 điều lưu ý như đã trình bày, chúng ta cần kìm chế cảm xúc bản thân và kiên nhẫn với khách, cho dù trong tình huống khách hàng sai hoàn toàn. Nếu cảm thấy bản thân khó kiềm chế cảm xúc tiêu cực để tiếp tục công việc được nữa thì nên chúng ta xin lỗi khách và bàn giao khách hàng cho đồng nghiệp khác. Tranh cãi trực tiếp với khách hàng là một điều tối kỵ khi giao tiếp. Cho dù bạn đúng, việc chứng minh khách hàng sai cũng không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà có khi còn gây ảnh hưởng đến những cảm xúc tích cực mà trước đó bạn đã nỗ lực gầy dựng. Tạo niềm tin ở khách hàng là một quá trình khó khăn và dài lâu của doanh nghiệp. Chính vì thế ngay từ những thời điểm tiếp xúc đầu tiên, nhân viên bán hàng phải thể hiện thái độ hết mực chân thành, nhiệt tình và tận tâm với khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã đặt được những viên gạch chắc chắn cho doanh nghiệp - làm nền tảng cho quá trình tạo dựng niềm tin vững chắc ở khách hàng sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Phương Duy, Tâm lý học, NXB Giáo dục, HN, 2009
2. Martin Lindstrom, Điều gì khiến khách hàng chi tiền, NXB Lao động – Xã hội, 2012.