Việt Nam với số dân hơn 90 triệu người, được đánh giá là một thị trường có tiềm năng phát triển lớn về sức mua với hơn 60% dân số đang ở độ tuổi lao động và có khả năng chi trả cao. Chính vì vậy, thị trường Việt Nam có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư bán lẻ trong và ngoài nước.
Hình 1. Danh sách 10 thị trường dẫn đầu về thu hút nhà đầu tư trong lĩnh lực bán lẻ năm 2014
(Nguồn: www.cbrevietnam.com)
Thị trường bán lẻ Việt Nam chia thành hai kênh chính là kênh bán lẻ truyền thống như chợ, tiệm tạp hóa và kênh bán lẻ hiện đại với ba nhánh chính là đại siêu thị, siêu thị; siêu thị mini – cửa hàng tiện ích. Theo phân tích của các chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân thì trung bình cứ 100.000 dân thì cần có 1 đại siêu thị, 1 trung tâm thương mại; cứ 10.000 dân cần 1 siêu thị cỡ trung bình; còn 1.000 dân cần 1-3 cửa hàng tiện ích. Nếu theo tính toán trên thì thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 1/5 nhu cầu của người tiêu dùng, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Hình 2. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
(Nguồn: Theo vietnamnet.vn/vn/kinh-te)
Để phát triển thị trường bán lẻ, Việt Nam đang từng bước xóa bỏ các rào cản nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh công bằng cho các nhà đầu tư. Theo Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, bắt đầu từ ngày 11/1/2015, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ giỡ bỏ khá nhiều những hạn chế đối với các nhà bán lẻ nước ngoài. Đây chính là cơ hội thuận lợi để các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam.
Bảng 1. Một số nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam
TT Nhà bán lẻ nước ngoài Quốc gia
1 Aeon Nhật Bản
2 Central-Robinsons Department Store Thái Lan
3 Wal-Mart Mỹ
4 Auchan Pháp
5 Big C Pháp
6 Lotte Mart Hàn Quốc
7 B’s Mart BJC-Thái Lan
8 Lion Group-Parkson Malaysia
9 Family Mart Nhật
10 Circle K Mỹ
(Nguồn: thống kê của tác giả)
Trong khi các nhà bán lẻ nước ngoài đang gấp rút chuẩn bị những kế hoạch khuyếch trương tại thị trường Việt Nam thì các nhà bán lẻ trong nước cũng không ngừng triển khai các chiến lược cạnh tranh. Hiện tại Saigon Co-op là doanh nghiệp lớn nhất về bán lẻ tại Việt Nam với hệ thống Co-opMart có 82 siêu
thị và cửa hàng chuyên doanh. Công ty Hapro đứng thứ hai với hơn 70 siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Các doanh nghiệp quy mô trung bình, nhỏ như Hapro, Satra, Nguyễn Kim, Citimart, Fivimart, Maximark, Trần Anh,… có trên dưới 30 điểm với quy mô mỗi điểm dưới 10.000 m2.
Có thể nói, thị trường bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập đã trở nên sôi động với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp nội cần nhận biết những cơ hội và thách thức để tìm ra hướng đi phù hợp cho mình.