QUẢN TRỊ BÁN HÀNG
• Thách thức đối với mô hình đào tạo nhân lực cho chuyên ngành quản trị bán hàng
Hiện nay, chương trình đào đạo của nhiều chuyên ngành theo mô hình sau: Đầu vào Nguồn tuyển sinh cho chuyên ngành quản trị bán hàng
Công nghệ đào tạo
Quản lý; cơ sở vật chất;
dịch vụ đào tạo; tài chính; Giảng viên Chương trình đào tạo;
học liệu Đầu ra: Kiến thức; Kỹ năng; Nghiệp vụ; Phẩm chất
Với những chuyển biến trong cách thức bán hàng, mô hình đào tạo nhân lực cho ngành bán hàng sẽ đối mặt với sự không tương thích giữa cũ và mới.Bởi lẻ, mô hình đào tạo trên giúp đào tạo nhân lực bán hàng truyền thống. Vậy trong bán hàng hiện đại, liệu mô hình trên có còn tương thích không? Cần phải có những kiểm nghiệm lại mô hình đào tạo này trong bối cảnh mới.
• Thách thức đối với chương trình đào tạo cho chuyên ngành
Những thay đổi khá nhanh chóng của phương thức bán hàng hiện đại tạo nên thách thức không nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nhân lực bán hàng cho các doanh nghiệp. Có thể nói bán hàng hiện đại đã khác xưa khá nhiều từ trong cách thức quản lý, cách tiếp cận khách hàng, phương pháp bán hàng. Thực trạng của giáo dục đại học ở Việt Nam đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu xã hội và chưa thích ứng tốt với biến đổi của môi trường. Các donah nghiệp mất nhiều thồi gian, chi phí đào tạo lại để có thể sử dụng được. Vì vậy, cử nhân quản trị bán hàng sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng nào để có thể thích ứng với bán hàng hiện đại. Thiết nghĩ việc xây dựng chương trình đào tạo cần tính đến tính thời sự của ngành và có những học phần hỗ trợ phù hợp trong từng giai đoạn. Cần có những nghiên cứu cụ thể để việc thiết kế chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành quản trị bán hàng mang nhiều giá trị thực tế. Từ đó, giải quyết phần nào việc tạo nhân lực thích ứng đáp ứng nhu cầu xã hội.
• Thách thức từ tính pháp lý khi xây dựng chương trình đào tạo
Các chương trình đào tạo trong nước hiện nay gặp trở ngại không nhỏ từ chương trình khung của bộ giáo dục và đào tạo. Nghĩa là khi xây dựng chương trình đào tạo phải thỏa điều kiện chương trình khung. Điều này phần nào gây nên giới hạn trong việc thiết kế chương trình đào tạo của cho chuyên ngành. Với thách thức này, khi xây dựng chương trình đào tạo cần có cuộc khảo sát ý kiến của doanh nghiệp có sử dụng nhân lực, đặc biệt là nhân lực bán hàng hiện đại.
• Thách thức đối với lực lượng giảng viên, chuyên gia tham gia giảng dạy Đây là chuyên ngành đào tạo khá mới trong khi phương thức bán hàng đã thay đổi khá nhiều so với bán hàng truyền thống. Vậy làm sao có được nguồn nhân lực giảng dạy cho chuyên ngành này. Việc tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu đào tạo mới nhưng cũng đầy thách thức này cũng là bài toán phải tìm lời giải để chuyên ngành quản trị bán hàng thật sự khởi sắc và mang dấu ấn riêng của khoa quản trị kinh doanh trường ĐH Tài chính - Marketing.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài viết của tác giả NCS Châu Đình Linh 2.www.bsdinsight.com