Mặc dù Chính phủ tiếp tục thực hiện quyền kiểm soát bán lẻ, ngành đã được tự do hóa theo các điều kiện là thành viên của Việt Nam khi gia nhập WTO và các hiệp định thương mại khác. Tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổi nhất định trong các quy định và / hoặc chính sách của Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực bán lẻ với sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức đối với các nhà bán lẻ.
Thành viên WTO
Về mức độ mở cửa, lộ trình mở cửa áp dụng cho các nhà bán lẻ nước ngoài so với nhiều phân ngành khác là khá ngắn. Cụ thể, Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động phân phối tại Việt Nam sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO ngày 11-1-2007 dưới hình thức bắt buộc là liên doanh với đối tác Việt Nam (phần vốn nước ngoài trong liên doanh bị giới hạn không quá 49%); từ ngày 1-1-2008 được phép hoạt động dưới hình thức liên doanh nhưng không bị hạn chế về tỷ lệ vốn nước ngoài trong liên doanh; và được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ kể từ sau ngày 1-1-2009 mặc dầu theo cam kết là đến 11/1/2015. Như vậy, chỉ chưa đầy ba năm sau thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, đây là cơ hội hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường bán lẻ của Việt Nam.
Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình (TPP)
Việt Nam hiện đang trải qua đàm phán để tham gia vào quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đàm phán TPP hiện đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, bao gồm không chỉ các vấn đề về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch
vụ mà còn cả những vấn đề phi thương.Việt Nam đã tham gia, cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ trong nước và nước ngoài, điều này giúp các doanh nghiệp kinh doanh một cách bình đẳng hơn tại nước sở tại.
Hiệp định thương mại tự do (FTA)
Khi tham gia thì các FTA sẽ giúp Nhà nước Việt Nam nỗ lực cải cách trong như tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải cách DN Nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, Hiệp định này là điển hình của hiệp định thương mại tự do hoàn toàn mới vì bên cạnh các vấn đề truyền thống như thương mại, hàng hóa, thương mại-dịch vụ hay đầu tư thì Hiệp định còn bàn đến những vấn đề phi truyền thống khác như: sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn môi trường có liên quan thế nào đến thương mại. Hiệp định cũng đề cập đến chính sách cạnh tranh của DN Nhà nước, thương mại điện tử. Đây đều là những lĩnh vực mới, được cho rằng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình môi trường kinh doanh là điều mà các nhà đâu tư nước ngoài quan tâm.
Theo số liệu của Bộ Công thương, tính đến 31/12/2014, Việt Nam đã ký và tham gia 8 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có 6 hiệp định manh tính khu vực gồm các Hiệp định: ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN- Nhật Bản, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Australia-New Zealand. Hai hiệp định còn lại là 2 hiệp định song phương với Nhật Bản và Chile.
Các Hiệp định tập trung chủ yếu ở Đông Á và có 6 hiệp định ASEAN với đối tác bên ngoài.
Còn các đối tác lớn như EU, Hoa Kỳ, Nga chưa có quan hệ thương mại tự do. Vì thế ta đang đàm phán 7 Hiệp định thương mại tự do nữa gồm: Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định với Liên minh châu Âu, Hiệp định với Liên minh hải quan, Hiệp định thương mại tự do song phương với Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do với 4 nước Thụy Sỹ, Nauy, Iceland và Liechtenstein.
Bên cạnh đó ta cũng phối hợp đàm phán với ASEAN 2 hiệp định gồm: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hay còn gọi là Hiệp định ASEAN+6 và Hiệp định giữa ASEAN và Hồng Kông.
Trong đó, có 2 Hiệp định cơ bản hoàn tất là Hiệp định thương mại tự do với Liên minh hải quan và Hàn Quốc đang tiến hành rà soát pháp lý để ký kết chính thức. Còn hiệp định với Liên minh châu Âu đã đạt một số kết quả khả quan, cụ thể hóa và kết thúc đàm phán trong thời gian tới.
Tóm lại:
Như vậy, từ các yếu tố dân số, mức độ đô thị hóa, du lịch, thu nhập và sức mua, chính sách pháp luật đã phần nào cho thấy Việt Nam đang là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thâm nhập vào Việt Nam nhằm khai thác tối đa những lợi thế mà thị trường hiện có. Đồng thời, việc mở cửa cho các nhà đầu
tư nước ngoài cũng góp phần phát triển kinh tế xã hội của chúng ta trong thời gian tới và người tiêu dùng được hưởng nhiều lợi ích nhưng không thể không đề cập đến những thách thức, khó khăn mà các doanh nghiệp trong nước đã, đang và sẽ gặp phải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Southeast Asia Consumer Business Practice, Retail in Vietnam Emerging market, emerging growth, 2014.
2. The Liveliness of Retail Markets in Asia-Pacific 2014, CBRE 3. www.eiu.com