Từ những nội dung đề cập trên, để doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường hội nhập quốc tế, nên tập trung vào một số giải pháp cần thiết sau:
Một là, cần có những chính sách và quy định chặt chẽ hơn, không trái với các cam kết gia nhập WTO, FTA… và hỗ trợ cho doanh nghiệp, như: đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu thị trường, xu hướng mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng…
Hai là, đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt ở khu vực nông thôn thông qua các hội chợ, chương trình bán hàng lưu động.
Ba là, cần có các chương trình liên kết thương mại, xúc tiến thương mại giữa các tỉnh trong cả nước về nguồn hàng.
Bốn là, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải tính đến mô hình liên kết giữa người sản xuất và bán hàng. Kinh nghiệm ở các nước phát triển, các doanh nghiệp phân phối đều đi theo hướng này. Tuy nhiên, để có thể liên kết được, doanh nghiệp nên đưa ra các hàng hoá cạnh tranh (phải có nguồn vốn giá rẻ do Chính phủ quy định).
Năm là, phần lớn các cơ sở sản xuất và nuôi trồng của nông dân có quy mô nhỏ, tự phát, manh mún, quy trình sản xuất thiếu tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy, rất cần cơ quan nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật, quy trình công nghệ, chính sách ưu đãi…
Tóm lại:
Sau hơn 7 năm trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã thực biện cam kết mở cửa thị trường và đang là một trong những thị trường bán lẻ cạnh tranh sôi động, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, doanh nghiệp trong nước cần có chiến lược kinh doanh hợp lý, đào tạo nhân lực, đẩy mạnh liên kết giữa nhà sản xuất – phân phối – bán lẻ để tạo nên những lợi thế của mình…đồng thời cần có những cơ chế, chính sách của nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước cạnh tranh, mở rộng, gia tăng thị phần hướng đến mục đích phát triển lợi ích lâu dài, bền vững, thể hiện Việt nam là thành viên có vai trò tích cực trong tiến trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam làm gì để đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt – TS. Liên Hà – Đại học Ngoại thương.
2. Tổng cục Thống kê (năm 2013, 2014): Số liệu thống kê về thương mại trong nước.
KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở NÔNG THÔN