Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý

Một phần của tài liệu LVCH.538-ND (Trang 86 - 87)

21. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG LÂM PHẠM

3.2.5. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý

Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp luôn quan tâm đến xây dựng cấu trúc vốn của doanh nghiệp mình như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngắn hạn hay dài hạn bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, phá sản. Mọi doanh nghiệp đều mong muốn hướng tới xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu mà tại đó giá trị công ty là lớn nhất, hay nói cách khác chi phí tài chính là nhỏ nhất và do vậy cũng làm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Do có nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào, đồng thời Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm trong những năm qua chưa có những hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải đầu tư một lượng tiền vốn lớn nên công ty hầu như không sử dụng vốn vay. Điều này chưa thực sự hợp lý với cơ cấu nguồn

vốn, công ty nên cân nhắc lựa chọn sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu hay vốn vay dựa vào chỉ tiêu Hệ số sinh lợi tổng tài sản:

Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay =

Tổng tài sản bình quân trong kỳ Hai năm 2014 và 2015 chỉ tiêu này lần lượt là 0,08 và 0,04 nhỏ hơn lãi vay trung bình của ngân hàng là hơn 0,10 công ty không nên sử dụng vốn vay mà phải tìm cách để tăng nguồn vốn chủ sở hữu vì khi đó sở dụng vốn vay không có hiệu quả, làm tình hình tài chính của công ty ngày càng xấu đi. Nhưng năm 2016 hệ số ROA tăng lên mức 0,14 cao hơn mức lãi vay trung bình của ngân hàng là 0,10 thì sử dụng vốn vay rõ ràng có hiệu quả hơn dùng vốn chủsử hữu. Căn cứ vào tình hình cụ thể và cơ cấu vốn từng thời kỳ mà công ty nên cân nhắc việc tăng cường huy động nguồn tài trợ nào sao cho đạt hiệu quả cao nhất để vừa đảm bảo nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, vừa không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.

Một phần của tài liệu LVCH.538-ND (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w