Tăng năng suất làm việc của người lao động

Một phần của tài liệu Pham Thi Hang (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4.Tăng năng suất làm việc của người lao động

Nhiều học giả đều nhất trí rằng lực lượng lao động có tài năng là tài sản nhân lực trọng yếu của tổ chức. Lunn [29, tr.13] đã xây dựng công thức chiến lược nguồn nhân lực để tính toán giá trị của nhân tài theo phương trình sau đây: “Tài năng x (Khen thưởng + Kì vọng + Đầu tư) = Năng suất lao động”. Ông cũng nhấn mạnh rằng cần phải đánh giá cao giá trị của tài năng hơn các cấu phần khác trong công thức trên; thậm chí có thể đánh lũy thừa 2 cho thừa số tài năng vì tài năng được hiểu là lợi nhuận. Ông cũng chỉ ra một số điểm thú vị rằng các nhà quản lý có tài, trong 5 năm làm việc, làm lợi cho công ty 166% lợi nhuận trong khi các nhà quản lý bình thường chỉ làm tăng được 55% lợi nhuận. Nghiên cứu của Rueff và Stringer [33,tr. 95] cũng chứng minh được rằng giá trị của tài năng có thể khiến cho giá trị thị trường của một tổ chức tăng thêm 8%. Thêm vào đó, Groysberg, Sant và Abrahams [25, tr.41-46] mặc nhiên công nhận rằng những lập trình viên có tài làm việc năng suất hơn gấp 8 lần những lập trình viên bình thường, và chỉ 1% các nhà sáng chế

(những nhà sáng chế xuất sắc nhất) làm việc năng suất gấp từ 5 – 10 lần so với các nhà sáng chế thông thường. Các con số này không chỉ quan trọng vì nó giúp tăng khả năng lợi nhuận của tổ chức mà điều có ý nghĩa hơn là chúng đều tác động, ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành tổ chức.

Như vậy, trên nhiều khía cạnh thì thu hút nhân tài rõ ràng góp phần tăng năng suất làm việc của người lao động.

Trước tiên những người lao động có kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức phù hợp với doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bắt kịp với công việc. Họ không chỉ có kiến thức chuyên môn, còn có ý thức và thái độ làm việc tốt. Bản thân họ luôn biết tự đặt ra mục tiêu cho mình trong công việc, đây là yếu tố quan trọng góp phần làm tăng tính hiệu quả. Ngoài ra, những con người có năng lực, chuyên môn tốt cũng góp phần đưa ra những sáng kiến cải thiện công việc làm tăng năng suất công việc.

Thứ hai, với việc xây dựng các chính sách, chế độ và môi trường làm việc tốt để thu hút nhân tài, điều này đồng nghĩa với việc một môi trường làm việc ở đó người lao động được quan tâm, khích lệ thường xuyên và họ được đánh giá cao những đóng góp của mình. Chính vì vậy làm tăng sự nhiệt tình, cống hiến của người lao động đối với công việc, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc.

Một phần của tài liệu Pham Thi Hang (Trang 25 - 26)