Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Pham-Trung-CHQTKDK2 (Trang 60 - 62)

5. Kết cấu của nghiên cứu trong Luận văn

2.2.1.Tình hình huy động vốn

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP CTVN – CN Hải Phòng tăng dần trong mỗi năm. Nguồn vốn huy động năm 2012 là 2.961 tỷ đồng. Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động là 3.334 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm 2015.

Biểu đồ 2.1:Nguồn vốn huy động của Vietinbank Hải Phòng từ năm 2012 – 2016 3400 3,334 3300 3,196 3200 3,144 3100 3088 Tỷ đồng 3000 2961 2900 2800 2700 2012 2013 2014 2015 2016 Năm

Năm 2016, tổng nguồn vốn tăng 373 tỷ đồng so với năm 2012. Trong giai đoạn này, nguồn tiền gửi cá nhân tang lên nhanh chóng do tâm lý người dân muốn gửi tiền vào Ngân hàng để bảo đảm đồng vốn sinh lời một cách an toàn trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp suy thoái. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi

doanh nghiệp sụt giảm là do một số doanh nghiệp có số dư lớn đến hạn thanh toán như: Cảng Hải Phòng (thanh toán LC), Công ty đóng tàu Sông Cấm (thanh toán LC).... Đồng thời trong các năm từ 2014 đến 2016, sự cạnh tranh về lãi suất huy động vốn kết hợp với các chương trình khuyến mại giữa các Ngân hàng thương mại nhằm lôi kéo nguồn tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp với số tiền lớn từ các Doanh nghiệp cũng là một sự khó khăn đối với công tác huy động vốn của Chi nhánh. Ngoài ra, nguồn chi hộ thu hộ Ngân sách Nhà nước giảm mạnh do chính sách điều hành của Kho bạc Nhà nước.

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn năm 2016, tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 26% (giảm 180 tỷ đồng so với năm 2015), tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng 61% (tăng 434 tỷ đồng so với năm 2015). Sự tăng lên của tổng nguồn vốn huy động cho thấy NHTMCP CTVN – CN Hải Phòng đã ngày càng chú trọng hơn vào công tác tiếp thị phát triển nguồn vốn, các dịch vụ chăm sóc khách hàng gửi tiền tại ngân hàng và nhấn mạnh nhiệm vụ huy động vốn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Pham-Trung-CHQTKDK2 (Trang 60 - 62)