5. Kết cấu của nghiên cứu trong Luận văn
2.3.2. Nợ quá hạn theo nhóm nợ
Bảng 2.7: Tình hình phân loại nhóm nơ, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số Tỷ Số Tỷ
trọng trọng trọng tiền trọng tiền trọng Tổng dư nợ 2.106 100% 2.106 100% 2.490 100% 1.993 100% 1.468 100% Nhóm 1 2.104,6 99,93% 2.103,0 99,86% 1.871,4 75,16% 1.992,4 99,97% 1.161 79,09% Nhóm 2 1,4 0,07% 1,6 0,08% 465 18,67% 0 0,00% 0 0,00% Nhóm 3 0 0,00% 0 0,00% 152 6,10% 0 0,00% 1 0,07% Nhóm 4 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 251 17,10% Nhóm 5 0 0,00% 1,4 0,07% 1,6 0,06% 0,6 0,03% 55 3,75% Nợ quá hạn 1,4 3 618,6 0,6 307 Tỷ lệ nợ quá 0,07% 0,14% 24,84% 0,03% 20,91% hạn/Dư nợ Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ 0,00% 0,07% 6,17% 0,03% 20,91% (Nguồn: Phòng QLRR&NCVĐ) Nợ quá hạn = Nợ nhóm 2 + nợ nhóm 3 + nợ nhóm 4 + nợ nhóm 5 Nợ xấu = Nợ nhóm 3 + Nợ nhóm 4 + Nợ nhóm 5
Nhìn vào bảng phân loại nợ, ta thấy nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ cho vay, duy nhất chỉ có năm 2014 và 2016 nợ nhóm 1 ở mức thấp trong giai đoạn này lần lượt là 75% và 79%. NQH của chi nhánh
chủ yếu tập trung vào nợ nhóm 2+3 năm 2014 và nhóm 4+5 năm 2016. Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm và khắc phục của Vietinbank Hải Phòng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.
Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tăng lên nhiều so với năm 2014. Tỷ lệ nợ quá hạn /Dư nợ năm 2014 là 24,84%, đến năm 2015 tỷ lệ này giảm còn 0.03% và sang năm 2016 tỷ lệ này tăng lên là 20,91%. Tương tự như vậy, tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 6.18%, 0.03% và 20,91%. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Vietinbank Hải Phòng năm 2015 xuống thấp nhưng có thể thấy đây là do Chi nhánh đã xử lý thành công phần lớn các khoản nợ quá hạn của các đơn vị thành viên thuộc tập đoàn Vinashin. Tuy nhiên, tình hình NQH và nợ xấu tăng lên nhiều qua các năm có thể chỉ ra một số nguyên nhân làm tăng rủi ro tín dụng như sau:
Năm 2014, nền kinh tế có nhiều bất ổn do vẫn ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Chủ trương thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng chống lạm phát, các ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng. Thêm vào đó, lãi suất cho vay cao, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng vọt làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Các dự án đang hoạt động thì không có đủ vốn để hoạt động bình thường, các dự án mới không thể triển khai do thiếu vốn và khó tiếp cận vốn vay Ngân hàng, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút. Năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, làm cho doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn nên tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng mạnh trong thời kỳ này. Thời điểm này nợ quá hạn phát sinh nhóm 2 và nhóm 3 ở hai Công ty Đóng tàu Nam Triệu và Tổng Công ty CNTT Bạch Đằng. Do quản lý hoạt động đầu tư không hiệu quả dẫn đến các khoản vay ngắn hạn phát sinh từ hạn mức tín dụng và dự án cho vay đầu tư tàu chở hàng khô 700 TEU không có tiền trả nợ ngân hàng. Các khoản vay
này bước sang năm 2015 đã được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam làm việc với tập đoàn Vinashin và được đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ, nên đã trích lập dự phòng rủi ro toàn bộ, Các chi phí về trích lập đều hạch toán về trụ sở chính Vietinbank.
Sang năm 2015 và năm 2016, sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn tiếp diễn. Thị trường tiêu thụ trong nước chững lại do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, thị trường xuất khẩu bị hạn chế do các nước trên thế giới cũng gặp khó khăn và có chủ trương giảm nhập khẩu để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh không tốt dẫn đến khả năng trả nợ của các DN giảm sút, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, đóng tàu, sắt thép, xi măng, hóa chất, khai khoáng... Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu năm 2015 tuy giảm nhưng là do các khoản nợ xấu năm trước đã được xử lý, các khoản nợ không lành mạnh trong năm 2015 chưa đủ thời gian chuyển nhóm vào 31/12/2015. Khi bước sang năm 2016, các khoản nợ này bắt đầu chuyển sang nợ xấu và ở mức cao. Mặc dù số dư nợ xấu có giảm nhưng về tỷ trọng so với dư nợ vẫn rất cao do dư nợ của Chi nhánh cũng giảm mạnh. Điều này là do chi nhánh đã thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay, chỉ cho vay các phương án có hiệu quả rõ rệt, vòng quay vốn nhanh. Tuy nhiên, việc thắt chặt tín dụng cũng gây hiệu quả ngược lại khiến một số khách hàng tốt (cả KH cũ và KH mới) gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn và đã chuyển sang quan hệ tại các NH khác có cơ chế cho vay thông thoáng hơn. Trong năm 2016 phát sinh nợ xấu là 306 tỷ đều đến từ các khoản vay của Công ty PVTEX ( 251 tỷ) và Công ty TNHH Trang Thành ( Do Công ty gặp khó khăn không trả được nợ đúng kỳ hạn nên khoản vay hạn mức phục vụ thương mại buôn bán xe máy công trình 55 tỷ, đã được cơ cấu nợ năm 2016; toàn bộ dư nợ chuyển sang hạch toán nợ nhóm 5).