Xây dựng, tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Pham-Trung-CHQTKDK2 (Trang 76 - 77)

5. Kết cấu của nghiên cứu trong Luận văn

2.4.1.Xây dựng, tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Hiện tại, Vietinbank Hải Phòng tổ chức bộ máy quản trị tín dụng bao gồm: * Phòng Khách hàng Doanh nghiệp và Phòng Bán lẻ (gọi chung là Phòng Quan hệ khách hàng - QHKH)

Vietinbank Hải Phòng phân chia các phòng QHKH dựa trên phân loại KH theo quy mô khách hàng: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp cho vay các doanh nghiệp lớn và các DNVVN, Phòng Bán lẻ cho vay các cá nhân và hộ gia đình.

Phòng QHKH có nhiệm vụ tìm kiếm KH, hướng dẫn lập hồ sơ tín dụng, thẩm định tín dụng, lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cho trưởng phòng QHKH. Sau khi báo cáo để xuất tín dụng được phê duyệt, phòng QHKH chuyển toàn bộ hồ sơ tín dụng cho phòng QTRR để thầm định rủi ro, lưu trữ và nhập thông tin vào hệ thống để quản lý. Sau đó, thực hiện giám sát các khoản nợ, tình hình trả nợ của khách hàng, phân loại nợ. Với việc quy định một cán bộ tín dụng hầu như phụ trách tất cả các khâu của một khoản vay nhằm tạo điều kiện cho cán bộ có thể kiểm soát chặt chẽ khách hàng, và phải chịu trách nhiệm đối với mỗi khoản vay mà mình phụ trách.

*Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề:

Phòng QLRR&NCVĐ độc lập với các phòng nghiệp vụ tín dụng và có những nhiệm vụ sau:

- Thực hiện thẩm định rủi ro, các đề xuất tín dụng một cách độc lập. - Cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho phòng QHKH hay thông báo yêu cầu phòng QHKH thực hiện kiểm tra, rà soát lại các khoản cho vay.

- Kiểm tra giám sát và kiến nghị việc phân loại nợ của Phòng QHKH. Tính toán trích lập dự phòng rủi ro, phối hợp với phòng QHKH và phòng tín

dụng trong việc phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đề xuất và giám sát thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp.

*Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ:

- Đánh giá mức độ rủi ro của toàn danh mục tín dụng và quy trình QTRR. -Thường xuyên kiểm tra và đánh giá nghiêm túc việc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam, các quy định và chính sách của Vietinbank tại Chi nhánh nhằm phát hiện các sai phạm, sai lệch trong hoạt động của Chi nhánh, từ đó đề xuất các biện pháp bổ sung, điều chỉnh.

-Định kỳ kiểm tra, kiểm soát về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của Chi nhánh. Đưa ra các kiến nghị cải thiện các chính sách, quy định và thủ tục lên hội sở chính.

Một phần của tài liệu Pham-Trung-CHQTKDK2 (Trang 76 - 77)