Những tồn tại và hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

Một phần của tài liệu Pham-Trung-CHQTKDK2 (Trang 89 - 91)

5. Kết cấu của nghiên cứu trong Luận văn

2.4.8.Những tồn tại và hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân

* Thứ nhất:

Trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên không đồng đều và số lượng cán bộ không đủ, trong khi đó số lượng khách hàng lớn nên đã xảy ra hiện tượng chồng chéo trong công việc. Điều này dẫn đến những sai sót trong quá trình phân tích khách hàng. Chất lượng phân tích và thẩm định tín dụng còn chưa cao. Công việc điều tra, thu thập thông tin còn khó khăn. Chưa thực sự hiểu rõ về khách hàng, chưa nắm bắt xu hướng và những biến động của ngành nghề kinh doanh và của nền kinh tế làm cho hiệu quả của việc xử lý thông tin chưa cao, còn mang nhiều tính chủ quan.

*Thứ hai:

Cơ cấu tổ chức QTRR tín dụng chưa hoàn thiện. Chưa có sự phân tách giữa các bộ phận: bộ phận kinh doanh, bộ phận QTRR và bộ phận tác nghiệp. Với mô hình như hiện nay, việc cán bộ QHKH vừa là người tìm kiếm, vừa là người tiếp xúc KH, phân tích KH, giám sát và kiểm tra KH sau khi cấp tín dụng, thường thiếu khách quan và tiềm ẩn rủi ro lớn cho NH.

Sự phối hợp giữa các phòng QHKH với Phòng QLRR&NCVĐ và phòng Kiểm tra kiểm soát chưa chặt chẽ trong việc phân tích tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng cũng như xu thế thị trường và những rủi ro tiềm ẩn (Phòng QHKH chưa cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về khách hàng, Phòng QLRR&NCVĐ không trực tiếp tiếp xúc phỏng vấn khách hàng, Phòng kiểm soát nội bộ còn cả nể chưa đưa ra các đánh giá quyết liệt cần

thiết để chấn chỉnh...). Từ đó công tác tham mưu cho ban lãnh đạo để đưa ra các quyết định cho vay chính xác, an toàn và hiệu quả còn hạn chế.

Việc xử lý nợ xấu chưa hiệu quả: Ngân hàng đã đưa ra một số biện pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng như việc rao bán các khoản nợ xấu và nhất là các khoản nợ xấu của các KHDN mà ngân hàng đang áp dụng hiện nay, có thể nói là không hiệu quả.

Các lĩnh vực kinh doanh có tỷ lệ dư nợ lớn như Thương mại dịch vụ, sản xuất chế biến của khối KHDN ở VietinBank Hải Phòng có phát sinh nợ quá hạn khá cao và tài sản đảm bảo khó có thể trở thành nguồn thu nợ hữu hiệu trong thời gian khó khăn này do thị trường ảm đạm, trầm lắng hoặc giá giảm mạnh so với giá trị định giá khi cho vay. Vì vậy, sẽ tiềm ẩn nguy cơ gia tăng nợ xấu trong thời gian tới. Bên cạnh đó thì việc xử lý nợ xấu, thu hồi lãi và gốc còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn vẫn lớn, ngay cả đối với một số món nợ chưa đến hạn nhưng chất lượng không cao.

*Thứ ba:

Công tác giám sát sau giải ngân chưa hiệu quả: Việc thực hiện kiểm tra sau khâu tín dụng của Chi nhánh Hải Phòng có được thực hiện nhưng còn bị xem nhẹ mặc dù ngân hàng đã thực hiện khâu thẩm định và phân tích tín dụng trước khi cho vay tương đối kỹ. Đó là một sai lầm vì ngân hàng sẽ bắt đầu gặp rủi ro khi khoản cho vay đã được giải ngân và quyền sử dụng đã chuyển sang phía khách hàng. Việc giám sát chỉ dừng lại ở việc kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, và đôi khi chỉ mang tính hình thức. Do vậy không phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro.

*Thứ tư:

Chưa xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm, chưa nắm bắt xu hướng và biến động của ngành nghề, của nền kinh tế nên hiệu quả xử lý thông tin chưa cao.

2.4.9. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Pham-Trung-CHQTKDK2 (Trang 89 - 91)